Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông

by Nguyễn Thị Giang

Hộ kinh doanh cá thể là một trong những hình thức mà nhiều hộ dân quan tâm và muốn tìm hiểu để thành lập. Tuy nhiên rất nhiều họ dân đang thắc mắc về cách đặt tên, các đối tượng đủ điều kiện được thành lập hộ kinh doanh gồm những ai? Hiểu được những vấn đề đó, Luật Đại Nam xin giới thiệu tới Quý khách hàng Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông.

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông

Cơ sở pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định hiện hành

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Quy định về cách đặt tên hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông

  • Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
  • Tên hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
  • Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện và tên riêng của hộ kinhdoanh không vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Hộ kinh doanh phải nộp những loại thuế nào?

Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh phải nộp 3 loại thuế chính sau: Lệ phí môn bài nộp theo mức thu nhập năm; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm.

Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Cách tính những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Lệ phí môn bài:

Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

  •  Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm.
  •  Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm.
  •  Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài:

  •  Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
  •  Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định.
  •  Hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện.

Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập cá nhân:

Đối tượng áp dụng:

Hộ kinh doanh có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm;

Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Cách tính thuế:

Số thuế GTGT phải nộp         =          Doanh thu tính thuế GTGT    x          Tỷ lệ thuế GTGT

 

Số thuế TNCN phải nộp         =          Doanh thu tính thuế TNCN    x          Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN:

Là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề:

Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tùy từng ngành, lĩnh vực kinh doanh mà tỷ lệ thuế được quy định khác nhau, cụ thể:

  •  Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
  •  Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
  •  Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
  •  Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Nội dung thực hiện dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông của Luật Đại Nam

Tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng trước khi sử dụng Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông

  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
  • Đặt tên hộ kinh doanh phù hợp, tra cứu tên hộ kinh doanh.
  • Lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính, địa điểm kinh doanh…
  • Các vấn đề về thuế đối với hộ kinh doanh
  • Tư vấn mở văn phòng

Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông

  • Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ
  • Soạn thảo và ký hợp đồng ủy quyền cho Luật Đại Nam tiến hành thủ tục thành lập;
  • Công bố thông tin thành lập Hộ kinh Doanh
  • Nộp tờ khai thuế môn bài Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.

Đại diện khách hàng làm việc với Cơ quan nhà nước tại Quận Hà Đông

  • Nộp hồ sơ đăng ký Thành lập hộ kinh doanh tại Phòng tài chính- kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản gốc Phòng tài chính- kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Sau khi thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông khách hàng nhận được

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản gốc.
  • Thực hiện việc đăng ký, đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế
  • Hướng dẫn các bước tiến hành đi vào hoạt động kinh doanh.

Tư vấn miễn phí sau khi thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông

Sau khi thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông xong quý khách sẽ được tư vấn miễn phí các vấn đề sau

  • Hướng dẫn thủ tục kê khai và nộp thuế;
  • Những công việc cần làm ngay khi hộ kinh doanh bước vào hoạt động;
  • Tư vấn miễn phí trong suốt quá trình hộ kinh doanh hoạt động
  • Tư vấn các vấn đề khác theo thắc mắc của khách hàng;
  • Những tư vấn trước và sau thành lập là hoàn toàn miễn phí.

DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG MỌI THỦ TỤC VỀ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG

  • Tư vấn quy trình thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập thành lập hộ kinh doanh
  • Tư vấn các quy định pháp luật về hộ kinh doanh theo yêu cầu của khách hàng
  • Tư vấn, kê khai và nộp thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
  • Tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trọn gói với chi phí hợp lý cho hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu, các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thành lập công ty do Luật Đại Nam cung cấp về vấn đề Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty thì cần phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cùng với giấy tờ đi kèm theo đúng quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Quận Hà Đông xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Các bài viết có liên quan:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488