Trong nền kinh tế, nguồn lực là “chìa khóa” giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ thống vững mạnh. Vậy nguồn lực là gì? 5 nguồn lực quan trọng mà doanh nghiệp cần có là những gì ? Hãy cùng khám phá chủ đề hữu ích này thông qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam !
Nội Dung Chính
Nguồn lực là gì?
Nguồn lực là sức mạnh bên trong của doanh nghiệp, nhờ có những nền tảng như tài chính, nhân lực, vật lực… mà các doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Hiểu một cách đơn giản, nguồn lực của doanh nghiệp chính là nội lực bên trong.
Nguồn lực bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người, thị trường… Mở rộng ra còn có hệ thống chính trị xã hội, tài sản quốc gia… Tất cả những nguồn lực này được khai thác nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất được gọi là nguồn lực.
Nguồn nhân lực
Trong phạm vi của nguồn lực là gì, con người là nhân tố không thế thiếu. Con người vừa là đối tượng quản lý, vừa là đội ngũ phụ trách trực tiếp các hoạt động .
Bởi vậy, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển một doanh nghiệp. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì hiệu suất công việc của bạn chắc chắn sẽ tăng lên, tạo nên sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
Nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội bao gồm các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp nhưng vẫn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Một số nguồn lực xã hội có thể kể đến như sự phát triển của khoa học công nghệ, chính sách quản lý của nhà nước, các chính sách chính trị, đối ngoại…
Nguồn lực cá nhân
Nguồn lực cá nhân là nguồn lực xuất phát từ các cá nhân. Mỗi người sẽ có khả năng, tài năng và tư duy khác nhau.
Khi tham gia vào quá trình lao động sản xuất, mỗi cá nhân sẽ đóng góp tài năng của mình cho doanh nghiệp. Nguồn lực cá nhân chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được tổ chức vững mạnh, sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới.
Các nguồn lực quan trọng trong doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu khái niệm chung nguồn lực là gì, bạn cũng cần nắm được các nguồn lực cụ thể bên trong doanh nghiệp.
Nguồn lực con người
Đầu tư vào con người là sự đầu tư đúng đắn mà bất kỳ tổ chức, công ty nào cũng cần làm. Mỗi nhân viên sẽ đảm nhận các nhiệm vụ và trách nhiệm riêng. Khi đã có đủ kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, họ sẽ biết cách sử dụng thế mạnh của bản thân cũng như hợp tác hiệu quả để đưa doanh nghiệp bứt phá.
Đây là nguồn lực doanh nghiệp có thể tự xây dựng bằng nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, người quản lý cần chú trọng việc tuyển dụng để tìm ra các ứng viên tiềm năng nhất. Điều này sẽ hạn chế chí phí đào tạo, thời gian hướng dẫn của công ty và nhân viên nhanh chóng làm quen với công việc hơn.
Đối với đội ngũ nhân sự nòng cốt, doanh nghiệp có thể cung cấp các khóa học cùng chuyên gia giúp họ nâng cao kỹ năng và năng lực chuyên môn.
>> Xem thêm: Quy trình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty con
Trang thiết bị
Trang thiết bị cũng là một nguồn lực của doanh nghiệp. Chúng thuộc nguồn lực hữu hình đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất diễn ra ổn định, bền vững.
Việc đưa các loại trang thiết bị hiện đại vào sản xuất sẽ giúp nâng cao hiệu suất, hỗ trợ con người trong các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hay có tính nguy hiểm. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm nhiều năng lượng, giảm thời gian làm việc nhưng vẫn đảm bảo tiến độ.
Tuy nhiên, sự tiến bộ của công nghệ mới có thể khiến một số tài sản vật chất của doanh nghiệp trở nên lỗi thời. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng các doanh nghiệp nên triển khai kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế các loại máy móc cũ để làm mới dây chuyền sản xuất.
Thị trường tiềm năng
Mỗi doanh nghiệp cần xác định lĩnh vực mà mình hướng đến, từ đó xác định thị trường tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Tìm kiếm được thị trường lý tưởng sẽ giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu chính xác và thúc đẩy quyết định mua hàng của họ.
Để làm được việc đó, ngay từ khi ra nhập thị trường, doanh nghiệp đã cần có chiến lược để tiếp cận thị trường tiềm năng. Đây là nơi tạo ra nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp tiến bước nhanh chóng trên chặng đua lợi nhuận.
Mặc dù vậy, sự cạnh tranh của nhiều đối thủ khác cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng vững chắc, chẩn bị các nguồn lực cần thiết nhằm thực hiện nhiều dự án thu hút hơn.
Kỹ năng quản trị và tầm nhìn chiến lược
Người chịu trách nhiệm đứng đầu doanh nghiệp luôn cần có những kỹ năng lãnh đạo tài tình và quyết đoán. Nổi bật trong số đó là kỹ năng quản trị và tầm nhìn chiến lược.
Dựa vào định hướng rõ ràng của nhà lãnh đạo, doanh nghiệp mới có thể xác định được con đường phát triển. Đồng thời, đội ngũ nhân viên thấu hiểu mục tiêu, phương án hoạt động đúng hướng và triển khai đồng bộ để đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, tầm nhìn chiến lược cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ được các bước đi cần thiết để đạt được vị thế mong muốn trong tương lai. Tầm nhìn này cần được xây dựng ngay khi doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động.
Vốn
Nguồn vốn là một trong các nguồn lực cơ bản, thiết yếu duy trì mọi hoạt động ban đầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động hay phát triển sản phẩm mới đều cần có nguồn vốn.
Các doanh nghiệp để được thành lập cần có nguồn vốn điều lệ theo yêu cầu của pháp luật. Đây là nguồn lực tài chính ban đầu, làm cơ sở để doanh nghiệp thu hút thêm các nguồn vốn khác để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Nguồn lực này được chia ra thành nhiều hình thức như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, séc… Một số doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hay ở giai đoạn đầu tư sẽ có các nguồn vốn phổ biến từ góp vốn, cho vay và đầu tư bên ngoài.
Dịch vụ tư vấn của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
- Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “5 Nguồn lực của doanh nghiệp”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Cách tra cứu doanh nghiệp giải thể
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
- Cách nhận thừa kế là cổ phiếu