Không ít khách hàng có ý định thành lập công ty nhưng lại không hiểu rõ về từng loại hình doanh nghiệp, cũng như không biết thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng mà mọi người cần hết sức lưu tâm bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình công ty hết sức phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc về Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên như thế nào?
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Tại sao nên thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên?
Công ty bạn nên thực hiện thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên vì Công ty TNHH hai thành viên trở lên có những lợi thế sau:
- Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Vì vậy ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau. Nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ; nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên.
- Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì?
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định.
- Công ty TNHH thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định. Tuy nhiên không được phát hành cổ phần. Trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Để thành lập doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Về chủ sở hữu: không thuộc trường hợp cấm
- Về tên công ty: phù hợp với loại hình cũng như ngành nghề kinh doanh, đảm bảo hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, tránh nhầm lần với các công ty khác
- Về ngành nghề khi đăng ký: Không kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm, kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải có giấy phép kinh doanh trước rồi mới kinh doanh
- Về trụ sở chính của doanh nghiệp: trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định
- Về vốn
- Về con dấu
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên đầy đủ theo quy định bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);
- Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Khách hàng chuẩn bị hồ sơ như nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất hồ sơ, công ty bạn cần nộp hồ sơ với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Qua dịch vụ bưu chính.
- Qua mạng thông tin điện tử.
Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Thực hiện thủ tục sau đăng ký kinh doanh
- Thủ tục thuế, Bảo hiểm xã hội, Đăng ký lao động.
- Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Thông báo mẫu dấu.
- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu.
- Định giá tài sản góp vốn. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản có đăng ký; quyền sử dụng đất, giao nhận tài sản không đăng ký quyền sở hữu.
- Thoả mãn và cam kết thực hiện những điều kiện của ngành nghề sau khi đăng ký Doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên như thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì? Đặc điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên