Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

by Trần Giang

Người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL) đóng vai trò quan trọng trong quá trình thành lập cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Vậy quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết dưới đây: Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Doanh Nghiệp 2020 đưa ra khái niệm NĐDTPL của doanh nghiệp như sau:

“Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Đối với công ty TNHH 1 thành viên

– Trường hợp công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật thường giữ các chức danh sau: Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc….

– Trường hợp công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật thường giữ các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc…

Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

NĐDTPL thường giữ các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc…

Đối với công ty cổ phần

NĐDTPL của công ty cổ phần thường giữ các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc chức vụ khác quy định trong điều lệ công ty.

Đối với công ty hợp danh

NĐDTPL của công ty hợp danh là thành viên hợp danh, giữ chức vụ hoặc đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc…

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Khác với các loại hình doanh nghiệp trên, NĐDTPL của doanh nghiệp tư nhân chính là chủ doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
  • Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với NĐDTPL của doanh nghiệp:

  • Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
  • Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
  • Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
  • Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Có thể thay đổi người đại diện pháp luật được không?

Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp hiên hành quy định về NĐDTPL thì NĐDTPL của doanh nghiệp có thể là một hoặc nhiều người và được phép thay đổi.

Có thể tra cứu người đại diện pháp luật được không?

Hiện nay các thông tin của doanh nghiệp đã được cập nhập trên cổng dịch vụ công quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bạn có thể dễ dàng tra cứu NĐDTPL của doanh nghiệp chỉ với một vài thao tác đơn giản sau:

Bước 1: Trên trình duyệt web vào địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 2: Nhập mã số thuế/mã số doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trái phía trên rồi click vào nút tìm kiếm;

Bước 3: Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, kết quả tìm kiếm sẽ hiện ra chứa tên doanh nghiệp. Click vào kết quả tìm kiếm đó để xem thông tin.

Không chỉ có thông tin về người đại diện pháp luật, các thông tin được hiển thị bao gồm: Tên doanh nghiệp (tên đầy đủ, tên tiếng Anh và tên viết tắt), mã số doanh nghiệp/mã số thuế, mã số nội bộ, loại hình doanh nghiệp, tình trạng hoạt động, địa chỉ trụ sở.

Như vậy với những thao tác đơn giản, các thông tin tra cứu cần thiết có thể được tiếp cận dễ dàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488