Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận; trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Vậy thủ tục xin gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc Hướng dẫn thủ tục gia hạn giấy chứng nhận VSTATT như sau:
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 96/2016/NĐ-CP
Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận VSTATT
Chuẩn bị và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin gia hạn Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Để tiến hành thủ tục gia hạn giấy chứng nhận VSTATT bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi (Mẫu 04 của Thông tư 47/2014/TT-BYT)
- Bản gốc giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản sao y công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh; hoặc xác nhận của cơ quan thẩm quyền về việc thay đổi tên, thay đổi chủ…
- Bản sao giấy khám sức khỏe; giấy xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ đơn vị mới (nếu đổi chủ) đóng dấu công ty.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ về thủ tục gia hạn giấy chứng nhận VSTATT
Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm, phòng y tế sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt, nếu phát hiện thiếu hay sai sót; sẽ có văn bản bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trong 60 ngày kể từ ngày nhận được phản hồi từ cục vệ sinh an toàn thực phẩm; nếu doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị hủy.
Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn thẩm định từ 3 tới 5 người sẽ tiến hành xuống cơ sở thẩm định.
Gia hạn giấy chứng nhận theo yêu cầu
Sau khi đã nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền, trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi Giấy phép, đơn vị chức năng thẩm quyền có trách nhiệm cấp đổi Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm mới cho đơn vị; nếu từ chối phải phản hồi cho đơn vị lý do không cấp đổi Giấy phép.
Nếu hồ sơ được tiếp nhận và phê duyệt, doanh nghiệp sẽ đợi đoàn thẩm định từ 3 – 5 người sẽ tiến hành xuống cơ sở thẩm định. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Thời gian gia hạn giấy chứng nhận VSTATT
Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện, và trong 60 ngày để khắc phục nếu hồ sơ không đủ.
Có cần gia hạn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Tại Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về gia hạn giấy chứng nhận VSATTP như sau:
“Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.”
Vậy theo quy định pháp luật thì trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Do vậy, chỉ có thể làm hồ sơ xin cấp lại chứ không thể gia hạn Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cũng không cần bản cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn thủ tục gia hạn giấy chứng nhận VSTATT Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM