Kinh doanh dược phẩm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải có giấy phép con trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Để Kinh doanh dược phẩm, bạn cần nghiên cứu trước những kinh nghiệm, cũng như tìm hiểu thủ tục pháp lý để thành lập công ty, xin giấy phép đủ điều kiện sau khi thành lập công ty. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Kinh nghiệm mở công ty dược theo quy định
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Dược 2016
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Đầu tư 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Công ty dược là gì?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty dược, trước tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm công ty dược.
Công ty kinh doanh dược phẩm (hay còn gọi là công ty kinh doanh thuốc) là loại hình công ty kinh doanh các loại hợp chất.
- Những hợp chất này được nghiên cứu tổng hợp từ các thành phần khác nhau, đã được kiểm chứng về nguồn gốc chất lượng.
- Những loại sản phẩm kinh doanh này được dùng cho người, động vật hoặc thực vật nhằm điều trị bệnh lý, sinh lý hoặc góp phần vào việc chuẩn đoán bệnh.
Điều kiện thành lập công ty dược phẩm
Điều kiện về chủ sở hữu
Để thành lập công ty dược phẩm, chủ sở hữu cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức và cá nhân được thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ một số trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp trên thì đã đủ điều kiện thành lập công ty dược phẩm.
Điều kiện về ngành nghề đăng ký
Thứ nhất, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Như vậy, khi thành lập công ty, các chủ thể đầu tư có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế, thế mạnh của mình, miễn là không thuộc các trường hợp ngành nghề thuộc danh mục cấm của pháp luật.
Những ngành nghề mà pháp luật nước ta cấm kinh doanh là các hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
Thứ hai, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Theo quy định tại Điều 6, Luật Đầu tư 2020, những ngành nghề sau đây sẽ bị cấm kinh doanh:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ Lục 4, Luật Đầu tư 2020.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị cấm kinh doanh các ngành nghề trên.
Như vậy căn cứ vào Phụ lục IV, kinh doanh dược là là một trong 227 ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh dược như trình tự, thủ tục, điều kiện kinh doanh được tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp. Do đó, công ty dược cần xin các Giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề đó, để việc kinh doanh được thuận lợi, đúng pháp luật.
Điều kiện về tên công ty
Tên công ty bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Điều kiện về trụ sở chính
Công ty dược phẩm phải có địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Và xác định được số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố, đường hoặc thôn , xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công ty dược phẩm không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
Điều kiện về vốn
Muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm thì chắc chắn chủ sở hữu phải chuẩn bị vốn. Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu.
Ngoài ra, khi mở một công ty, thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ. Số vốn này có trường hợp cần chứng minh, có trường hợp lại không. Bởi vì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải kê khai khi đăng ký kinh doanh. Tức là doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu đồng cho đến vài tỷ đồng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lưu ý với trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy vào công ty. Nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn mà cụ thể là vốn pháp định thì phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn số vốn pháp định được quy định.
Điều kiện về con dấu
Con dấu rất quan doanh nghiệp. Nó thể hiện ý chí của công ty trong mọi giao dịch. Vì vậy, pháp luật hiện hành cũng quy định rất chặt chẽ, quy định về kích thước, kiểu dáng sao cho đồng nhất, phù hợp.
Kích thước, hình dạng con dấu được quy định tại Thông tư 21/2012/TT-BCA như sau:
Đường kính 36mm;
- Vành ngoài phía trên con dấu: Mã số doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số giấy phép thành lập, hoạt động, số giấy chứng nhận đầu tư, sau dãy số thực là loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Vành đai phía dưới con dấu: Tên cấp huyện kèm theo tên cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính;
- Giữa con dấu: Tên tổ chức dùng dấu.
Kinh nghiệm về hồ sơ mở công ty dược
Về hồ sơ mở công ty
Để thành lập công ty dược thì doanh nghiệp cần phải soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nộp lên Sở Kế hoạch và đầu tư để được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh. Hồ sơ chi tiết bao gồm:
- Giấy đề nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty kinh doanh dược phẩm.
- Điều lệ công ty kinh doanh dược phẩm.
- Danh sách các cổ đông hoặc thành viên của công ty
- Nếu là cá nhân thì cần chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân (bản sao).
- Nếu là tổ chức thì cần giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hay các tài liệu tương đương.
Về hồ sơ để đăng ký ngành nghề kinh doanh
Ngoài ra, kinh doanh dược là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để được hoạt động kinh doanh, công ty phải xin phép đủ điều kiện hoạt động và giấy phép đạt chuẩn GPP, GDP tại Sở Y Tế theo đúng quy định của pháp luật (Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược).
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo mẫu do Bộ Y tế quy định.
- Tài liệu kỹ thuật tương ứng với có sở kinh doanh
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược
- Bản chính Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của chủ sở hữu và đóng dấu xác nhận.
- Đối với đại lý bán thuốc của doanh nghiệp kinh doanh thuốc, đại lý bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế còn phải có bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu xác nhận hợp đồng đại lý giữa doanh nghiệp mở đại lý và người đứng đầu đại lý.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở để nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tổ chức đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược theo thẩm quyền.
Thủ tục thành lập công ty dược
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Đầu tiên để thành lập công ty dược đó là phải chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì tiến hành nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thành lập công ty dược phẩm là Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc nơi mà doanh nghiệp đặt địa chỉ công ty.
Bước 3: Các công việc phải thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi mở công ty kinh doanh dược phẩm thì doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục cơ bản, như vậy công ty mới có thể đi vào hoạt động thuận lợi nhất.
- Công bố thông tin đăng ký công ty kinh doanh dược phẩm
- Góp vốn vào công ty kinh doanh dược phẩm
- Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng
- Đóng thuế sau khi mở công ty kinh doanh dược phẩm
- Cần treo bảng hiệu công ty đúng quy định
- Công ty kinh doanh dược cần mua chữ ký số
- Công ty kinh doanh dược phẩm cần khắc con dấu
- Tiến hành thuê kế toán viên và dịch vụ kế toán
- Thông báo phát hành hóa đơn
Lệ phí thành lập công ty dược
Để thực hiện thủ tục mở công ty dược, có rất nhiều chi phí, lệ phí liên quan. Đầu tiên đối với phí, lệ phí, bạn phải nộp những khoản sau:
- Thứ nhất, lệ phí đăng ký doanh nghiệp: theo thông tư 47/2019/TT-BTC, mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu là 50.000 đồng/lần. Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
- Thứ hai, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định tại Thông tư 47/2019?TT-BTC, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần
Ngoài ra, sẽ còn phát sinh thêm một số chi phí có liên quan như: Chi phí mở tài khoản ngân hàng, chi phí mua chữ ký số, tạo con dấu…Những chi phí này sẽ tùy thuộc vào vào tình huống thực tế của doanh nghiệp.
Thời gian thành lập công ty dược bao lâu?
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép sau 3 – 5 ngày. Còn nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan quản lý sẽ thông báo đến doanh nghiệp bằng văn bản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Kinh nghiệm mở công ty dược theo quy định. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM