Trong thời gian thử việc, lao động thử việc có được hưởng đầy đủ quyền lợi như lao động chính thức? Đơn cử như việc có được nghỉ phép năm khi còn đang là thử việc? Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Thời gian thử việc có được nghỉ phép năm? để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
Người lao động phải thử việc bao lâu?
Thử việc là khoảng thời gian thử thách quan trọng, góp phần quyết định sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không thể tùy ý áp đặt thời gian thử cho người lao động.
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, người lao động chỉ phải thử việc trong:
- Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Lưu ý: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không phải thử việc (khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019).
Thời gian nghỉ phép năm của người lao động
Phụ thuộc vào thời gian làm việc và điều kiện làm việc mà mỗi người lao động sẽ có thời gian nghỉ phép năm khác nhau.
Đối với người làm đủ 12 tháng trở lên
– 12 ngày: Làm việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày: Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày: Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra, người có thâm niên làm việc cứ 05 năm được thêm 01 ngày nghỉ phép.
Thời gian nghỉ này được tính vào ngày làm việc bình thường trong tuần.
(Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)
Đối với người làm dưới 12 tháng
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Cụ thể:
Số ngày nghỉ | = | (Số ngày nghỉ hằng năm : 12) | x | Số tháng làm việc thực tế |
Thời gian thử việc có được nghỉ phép hằng năm không?
Đối với vấn đề này, chúng ta cùng theo dõi quy định tại khoản 2 Điều 114 Bộ luật lao động 2012:
“Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.”
Người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc thuộc vào trường hợp làm việc dưới 12 tháng. Với quy định trên, chúng ta có thể hiểu số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động sẽ được tính căn cứ trên thời gian thực tế mà họ làm việc tại doanh nghiệp và do vậy, người làm việc theo hợp đồng thử việc cũng có thể được nghỉ phép hằng năm.
Điều đáng nói, cách hiểu trên không đúng hoàn toàn nếu xem đến quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP khi đề cập về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm ghi nhận:
“Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm
Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.”
Theo quy định này, chúng ta chia thành 02 trường hợp:
- + TH1: Người lao động thử việc đạt và sau đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động chính thức thì thời gian thử việc mới được tính vào thời gian làm việc để tính ngày phép năm.
- + TH2: Nếu người lao động không vượt qua được quá trình thử việc (tức thử việc không đạt) thì thời gian thử việc sẽ không được tính vào thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép hằng năm.
Như vậy, khi người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc do chưa biết được họ có đạt hay không nên sẽ không có cơ sở để tính thời gian hưởng phép năm. Vì thế, người lao động sẽ không được nghỉ phép hằng năm trong thời gian thử việc.
Tuy nhiên, trên nguyên tắc cơ bản pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên, miễn nội dung thỏa thuận trong phạm vi pháp luật cho phép, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Do đó, khi ký hợp đồng thử việc nêu người sử dụng lao động và người lao động có thống nhất ghi nhận về vấn đề nghỉ phép hằng năm thì người lao động vẫn được nghỉ phép hằng năm theo nội dung đã thỏa thuận trong thời gian thử việc.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thời gian thử việc có được nghỉ phép năm? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: