Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hiện nay rất quan trong đối với các đối tượng kinh doanh nhà hàng ăn uống. Hiện nay, Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế đã cho phép các cơ sở kinh doanh tra cứu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm qua cổng thông tin trực tuyến rất đơn giản và nhanh chóng. Cùng xem hướng dẫn qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam:
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép VSATTP) là gì?
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP hoặc giấy VSATTP) là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để đảm bảo cơ sở đủ điều kiện VSATTP theo quy định của pháp luật.
Tra cứu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Tra cứu giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm là việc sử dụng máy tính có kết nối internet rồi truy cập vào website chính thức của Bộ Y Tế, tiến hành tra cứu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hay nói cách khác, tra cứu giấy phép an toàn thực phẩm là quá trình kiểm tra xem doanh nghiệp/ hộ kinh doanh/ cá nhân đó đã kinh doanh giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay chưa.
Cách tra cứu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Khi muốn kiểm tra giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các cá nhân và doanh nghiệp đó cần phải lên trực tiếp website của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiểm tra. Nếu đến nay, bạn vẫn chưa biết cách kiểm tra giấy phép an toàn thực phẩm trực tuyến của của mình như thế nào, hãy xem ngay hướng dẫn sau đây của chúng tôi sau đây.
a) Tra cứu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại website của Bộ Y Tế
Để tra cứu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại website của Bộ Y Tế, các cá nhân/ tổ chức/doanh nghiệp hãy vào trang web Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế và tra cứu theo link https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ và xuất hiện giao diện như hình bên dưới:
Bước 1: Chọn vào ô cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Bước 2: Sau đó, bạn hãy điền đầy đủ thông tin của doanh nghiệp mình muốn tra cứu bao gồm tên cơ sở và địa chỉ cơ sở rồi bấm vào mục tìm kiếm.
Lưu ý: Để gia tăng độ chính xác cao, bạn có thể bấm vào mục tìm kiếm nâng cao và điền đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp.
Mức phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có các mức xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”
Các ngành nghề đối tượng trong thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, tòa nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: Cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
- Cơ Sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
- Cơ Sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
- Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho SỐ lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng Cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
- Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc,
- Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán Cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, địa điểm công cộng.
- Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ.
- Chợ là địa điểm để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
- Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
- Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hóa đủ loại.
- Hội chợ là địa điểm tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hóa.
DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC GIẤY PHÉP CON- LƯU THÔNG HÀNG HÓA
- Công bố hợp quy sản phẩm
- Công bố tiêu chuẩn cơ sở
- Cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đăng ký bản công bố sản phẩm
- Giấy phép quảng cáo
- Giấy phép kinh doanh hóa chất
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ- tin học
- Giấy phép thành lập trường mầm non
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng khám
- Giấy phép kinh doanh cho spa
Trên đây là một số hướng dẫn của Luật Đại Nam trong thủ tục Tra cứu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Mọi vướng mắc pháp lý liên quan hoặc cần tư vấn, sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ Luật Đại Nam để biết thêm chi tiết.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam:
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: