Hiện nay, đời sống kinh tế phát triển. Nhiều học sinh, sinh viên không chỉ học ở trường mà còn muốn củng cố thêm kiến thức. Vì vậy, nhiều trung tâm dạy thêm đã ra đời. Thế nhưng họ vẫn loay hoay không biết phải làm thế nào để được phép hoạt động cơ sở dạy thêm hay phải thực hiện những thủ tục gì. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn cho quý khách về vấn đề ” Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm cần có những gì?” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT
Dạy thêm là gì?
Dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Những hoạt động của dạy thêm
Theo nội dung của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, dạy thêm sẽ bao gồm các hoạt động sau:
- Dạy thêm trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục công lập.
- Dạy thêm ngoài nhà trường tại các cơ sở giáo dục được cấp phép dạy thêm tổ chức.
Điều kiện mở trung tâm dạy thêm
Các trung tâm dạy thêm cần xin cấp giấy phép để được tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp. Sau khi nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền, đơn vị sẽ tiến hành thẩm định và trả lời bằng văn bản trong vòng 15 ngày. Để mở trung tâm dạy thêm cần phái đạt được điều kiện về giám đốc trung tâm, giáo viên dạy học và cơ sở vật chất.
Điều kiện về giám đốc trung tâm
Người đảm nhiệm vai trò giám đốc cần thỏa mãn các điều kiện:
- Không phải là công nhân viên chức nhà nước.
- Phải có đủ sức khỏe để làm việc.
- có trình độ chuyên môn được đào tạo tại môi trường chuyên nghiệp, cấp độ tương ứng với từng cấp học trung tâm đảm nhận
- Không trong thời gian bị truy cứu hay quản chế pháp luật.
- Theo quy định, giám đốc trung tâm cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Giáo dục, độ tuổi từ 25 đến 65.
Điều kiện của giáo viên trung tâm
Giảng viên tại trung tâm phải đạt đủ điều kiện như sau:
- Đảm bảo sức khỏe để làm việc.
- Có trình độ chuyên môn tương ứng với từng cấp học dựa trên quy định của Luật Giáo dục.
- Giáo viên cần có phẩm chất đạo đức tốt, không bị quản chế hay truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.
- Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý xác nhận.
- Đối với giáo viên đã hưởng quỹ lương của đơn vị công lập thì chỉ được dạy thêm đối với học sinh đang dạy chính khóa.
Điều kiện về cơ sở vật chất
Để dạy thêm hiệu quả, cần phải có đủ cơ sở vật chất phù hợp với nhu cầu của học sinh và giáo viên. Cơ sở vật chất ở trung tâm dạy thêm cần đảm bảo:
- Không gian học tập rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
- Bảng, bút, sách vở và các dụng cụ hỗ trợ khác.
- Âm thanh, ánh sáng và điều hòa tốt.
- An ninh và an toàn đảm bảo.
Thủ tục mở trung tâm dạy thêm
Sau khi thỏa mãn các điều kiện mở trung tâm, bạn cần chuẩn bị các hồ sở để đảm bảo đầy đủ thủ tục mở trung tâm dạy thêm như:
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép mở trung tâm
Để mở trung tâm dạy thêm, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cho hồ sơ xin cấp giấy phép, bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép mở trung tâm dạy thêm theo mẫu quy định.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao công chứng giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng địa điểm làm trụ sở của trung tâm.
- Bản sao công chứng bằng cấp, chứng chỉ và hợp đồng lao động của các giáo viên, giảng viên và nhân viên của trung tâm.
- Bản sao công chứng các chương trình, giáo trình và phương pháp dạy học của trung tâm.
- Bản sao công chứng các quy chế, quy định và nội quy của trung tâm.
Nơi nộp hồ sơ thành lập trung tâm dạy thêm
Hiện nay, bạn có thể nộp hồ sơ thành lập trung tâm dạy thêm tại:
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Giáo dục và Đào tạo của địa phương nơi bạn muốn mở trung tâm.
Cần lưu ý là bạn cần chuẩn bị hồ sơ để nộp, bao gồm một bộ hồ sơ gốc và hai bộ hồ sơ sao y.
Thời gian xử lý hồ sơ
Thông thường thời gian để xử lý hồ sơ cấp giấy phép mở trung tâm dạy thêm là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xem xét lại hồ sơ, thời gian xử lý có thể kéo dài thêm 10 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không đáp ứng các yêu cầu, cơ quan nhận hồ sơ sẽ thông báo cho bạn biết lý do và yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc.
Một số lưu ý khi tổ chức mở trung tâm dạy thêm
Nếu bạn đang có ý địng mở trung tâm dạy thêm thì cần lưu ý những nguyên tắc tổ chức dạy học và các trường hợp không được dạy thêm.
Nguyên tắc tổ chức giảng dạy tại trung tâm
Trung tâm dạy thêm là một hình thức hỗ trợ học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng học tập ngoài nhà trường. Để tổ chức mở trung tâm dạy thêm, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Có giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền và đăng ký kinh doanh đầy đủ.
- Có đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và yêu nghề.
- Có cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, vệ sinh và phù hợp với quy mô và nhu cầu của học sinh.
- Có chương trình giảng dạy khoa học, phù hợp với khối lớp và môn học, bám sát nội dung giáo khoa và yêu cầu của kỳ thi.
- Có phương pháp giảng dạy hiệu quả, kích thích sự hứng thú và tích cực của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự học và phát triển năng lực.
- Có hệ thống kiểm tra, đánh giá và phản hồi kết quả học tập của học sinh một cách công khai, minh bạch và kịp thời.
- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc.
- Có cách thức quản lý, điều hành và phối hợp với các bên liên quan một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và trách nhiệm.
Các trường hợp không được dạy thêm
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không được dạy thêm với những trường hợp sau:
- Những học sinh đã học trên 2 buổi/ ngày.
- Học sinh tiểu học không được học thêm, chỉ trừ trường hợp bổ túc kiến thức, bồi dưỡng học sinh giỏi, rèn luyện kỹ năng sống…
- Các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, trường nghề hay trung cấp chuyên nghiệp không được tổ chức dạy thêm.
- Đối với giáo viên đang công tác tại các đơn vị công lập, không dạy thêm khi chưa được Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó cho phép.
Nếu bạn đang có ý định mở một trung tâm dạy thêm để kinh doanh hoặc phục vụ cộng đồng, bạn cần lưu ý thêm một số điều quan trọng sau:
- Phải có giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý giáo dục địa phương và tuân thủ các quy định về chất lượng giáo dục, an toàn lao động và phòng chống dịch bệnh.
- Không được dạy thêm cho học sinh của mình hoặc của trường mà bạn đang công tác, trừ khi được sự đồng ý của hiệu trưởng và phụ huynh học sinh.
- Không được dạy thêm các nội dung chưa được dạy ở trường hoặc có liên quan đến các kỳ thi quốc gia hoặc quốc tế.
- Bạn không được dạy các nội dung có tính chất xuyên tạc, vi phạm pháp luật hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe và đạo đức của học sinh.
- Không được dạy thêm bằng các phương pháp áp đặt, ép buộc hoặc lừa dối học sinh.
Và đặc biệt lưu ý, nếu bạn vi phạm các quy định trên, bạn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của vi phạm. Bạn cũng có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động và bị cấm dạy thêm vĩnh viễn.
Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm, cần có những gì?
Lên ý tưởng cho việc thành lập trung tâm dạy thêm
Ý tưởng mở trung tâm cần khả thi, sát với thực tế, hướng đến mục tiêu cụ thể như khả năng quản lý trung tâm hay cần đạt được những thành tựu gì khi trung tâm phát triển.
Tìm chọn cơ sở hạ tầng cho trung tâm:
Địa điểm thành lập trung tâm cần thuận tiện với quãng đường di chuyển của học sinh và tránh những nơi đông đúc, ồn ào
Đối tượng trung tâm dạy thêm hướng tới
Cần xác định rõ đối tượng trung tâm hướng tới ngay từ đầu để có kế hoạch dạy học, tìm kiếm nguồn nhân lực… phù hợp nhất.
Tìm kiếm nguồn nhân lực dạy học chất lượng
Trung tâm nên xác định ngay từ đầu nguồn nhân lực cần có là số lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tìm được các giáo viên phù hợp nhanh chóng hơn.
Thống kê các khoản chi phí để mở trung tâm dạy thêm
Việc thống kê đầy đủ các khoản chi phí giúp bộ phận quản lý có kế hoạch rõ ràng và phù hợp với thực tế hơn khi thành lập trung tâm.
Kinh phí để mở trung tâm bao gồm rất nhiều khoản như:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí mua sắm thiết bị
- Chi phí thuê nhân viên, đội ngũ giảng dạy
- Chi phí marketing, quảng bá trung tâm
- Chi phí khác
Sử dụng phần mềm quản lý trung tâm dạy thêm
Bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý trung tâm để quá trình vận hành hoạt động của trung tâm được trơn tru hơn.
Dịch vụ tư vấn Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm của Luật Đại Nam
- Tư vấn các điều kiện cần và đủ để xin giấy phép hoạt động mở trung tâm dạy thêm;
- Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động mở trung tâm dạy thêm;
- Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép hoạt động mở trung tâm dạy thêm;
- Trực tiếp đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả;
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục mở trung tâm dạy thêm.
Nội dung Dịch vụ tư vấn Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm của Luật Đại Nam
Tư vấn miễn phí trước khi đăng ký thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề
- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục mở trung tâm dạy thêm
- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục mở trung tâm dạy thêm
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục mở trung tâm dạy thêm
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục mở trung tâm dạy thêm
- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả sau khi thủ tục mở trung tâm dạy thêm
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm cần nhưng gì ? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến thành lập trung tâm dạy thêm. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm cần nhưng gì ?” trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Dịch vụ cấp giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo nghề
- Hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học gồm những gì ?
- Hồ sơ thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm