Khi đời sống của con người càng được nâng cao thì việc trau dồi nhưng kiến thức kỹ năng và nghề nghiệp cho bản thân lại hết sức quan trọng. Thấm nhuần thực trạng đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã thành lậpTrung tâm đào tạo nghề. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn cho quý khách về vấn đề ” Dịch vụ thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2020
- Luật Giáo Dục năm 2019
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 135/2018/NĐ-CP
- Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT
- Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014
- Nghị định 975/VBHN-BLĐTBXH
Ưu điểm khi lựa chọn Luật Đại Nam thực hiện thủ tục thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng
Luật Đại Nam cam kết cung cấp cho Quý khách hàng các dịch vụ uy tín và chất lượng nhất:
- Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, trình độ hàng đầu trong tư vấn soạn thảo đề án xin cấp giấy phép đào tạo kỹ năng mềm
- Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, luôn luôn thấu hiểu khách hàng của mình để đưa ra các giải pháp hợp pháp và tối ưu nhất
- Luật Đại Nam luôn tận tâm, nỗ lực, sáng tạo để tối đa hóa lợi ích của Quý khách hàng
- Luật Đại Nam luôn thay đổi, đi đầu xu hướng để đem đến Quý khách hàng những tư vấn tốt nhất;
- Luật Đại Nam không chỉ dừng lại ở bước từ vấn cho Quý khách hàng mà còn trợ giúp cũng như chăm sóc Quý khách hàng sau khi dịch vụ đã hoàn tất
Điều kiện thành lập trung tâm dạy nghề.
– Trung tâm dạy nghề cần phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.
– Số học sinh học nghề tại trung tâm cần đạt tối thiểu 150 học sinh/năm.
– Đội ngũ giáo viên cần đạt đủ điều kiện về kỹ năng cũng như chuyên môn
– Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1000 m2;
– Kinh phí, trung tâm dạy nghề cần có tối thiểu ngồn vốn là 05 tỷ đồng.
– Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
– Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.
Điều kiện về cơ cấu tổ chức khi thành lập Trung tâm
Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
- Giám đốc, phó giám đốc.
Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 05 năm.
Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất, đạo đức tốt;
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
- Có đủ sức khỏe.
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ bộ môn;
- Các hội đồng tư vấn;
- Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
Thủ tục đề nghị cho phép thành lập Trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng
Hồ sơ cho phép thành lập Trung tâm
Hồ sơ cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
- Văn bản đề nghị cho phép thành lập.
- Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy.
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.
- Văn bản xác nhận khả năng tài chính của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Hồ sơ của Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Sơ yếu lý lịch cá nhân, xác nhận dân sự của Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; bằng tốt nghiệp cáo đẳng trở lên; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có từ 02 thành viên góp hồ sơ cần bổ sung:
– Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành viên góp vốn;
– Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập;
– Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập;
Trình tự thủ tục đề nghị cho phép thành lập Trung tâm
b1. Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập
Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập Trung tâm lập hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và xã hội.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn có văn bản trả lời cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.
b2. Thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp do cơ quan chuyên môn gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), doanh nghiệp đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan chuyên môn.
Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc có văn bản trả lời cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
b3. Quyết định cho phép thành lập trung tâm
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, cơ quan chuyên môn trình người có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:
- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu;
- Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu và kèm theo các giấy tờ chứng minh;
- Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Dịch vụ tư vấn thành lập thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các điều kiện cần và đủ để xin giấy phép hoạt động thành lập Trung tâm đào tạo nghề-kỹ năng;
- Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động thành lập Trung tâm đào tạo nghề-kỹ năng;
- Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép hoạt động thành lập Trung tâm đào tạo nghề-kỹ năng;
- Trực tiếp đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả;
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo nghề-kỹ năng.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Dịch vụ thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến thành lập trung tâm đào tạo nghề. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Dịch vụ thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng” trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Xin giấy phép mở tiệm nail
- Hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học gồm những gì ?
- Hồ sơ thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm