Đào tạo nghề là gì? Đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề

by Hồ Hoa

Đào tạo nghề là dịch vụ cần thiết và có vai trò quan trọng đối với xu hướng thời đại ngày nay. Thế nhưng nhiều người vẫn không hiểu rõ bản chất của đào tạo nghề là như thế nào. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn cho quý khách chi tiết về vấn đề “ Đào tạo nghề là gì? Đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Đào tạo nghề là gì? Đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề

Đào tạo nghề là gì? Đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề

Căn cứ pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Luật Giáo Dục năm 2019
  • Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014

Khái niệm đào tạo nghề

Đào tạo nghề là hoạt động dạy nghề, học nghề nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mọi người có thể tự tạo việc làm, kiếm việc làm hoặc có cơ hội nâng cao chất lượng của quá trình lao động và thăng tiến trong nghề nghiệp.

Đào tạo nghề là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực và gắn với việc giải quyết nhu cầu về việc làm của người lao động.

Đào tạo nghề gồm đào tạo nghề dài hạn và đào tạo nghề ngắn hạn:

  • Đào tạo nghề dài hạn được thực hiện dưới hình thức đào tạo mới và đào tạo lại nhằm cung cấp một đội ngũ công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề, đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật và công nghệ hiện đại, đáp ứng nguồn nhân lực có kĩ thuật cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.
  • Đào tạo nghề ngắn hạn, dạy nghề tổ chức theo lớp học – vừa học lí thuyết vừa thực hành; dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng hoặc tại nơi sản xuất – chủ yếu rèn luyện kĩ năng thực hành nghề; chuyển giao công nghệ – truyền lại cho người học nghề những công nghệ mới, bí quyết công nghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Đặc điểm của đào tạo nghề

Thứ nhất, người lao động ở nông thôn được tham gia chương trình đào tạo nghề của Chính phủ ban hành.

Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Thứ hai, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề được lấy từ ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiệp.

Trong đó, ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt động đào tạo; các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo nghề được hưởng mức thuế ưu đãi theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.

Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ở khu vực nông thôn bằng cách dạy nghề cho họ, giảm tỷ hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo người dân tộc thiểu số. Đối với khu vực Tây nguyên, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao, phân chia rải rác ở các dân tộc khác nhau.

Thứ tư, đào tạo nghề hướng tới từng bước xoá bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, giữa lao động chân tay và lao động trí óc.

Thứ năm, sự liên kết giữa các bên tham gia ở tất cả các khâu của đào tạo nghề.

Chính quyền quản lý hoạt động của tổ chức trên từng phạm vi của lãnh thổ, nhờ vào việc tổ chức dịch vụ nắm được thông tin về kết quả cần chuyển giao của nghiên cứu và nhu cầu của nơi cần sự ứng dụng khoa học và công nghệ nên hiệu quả sẽ tăng lên. Để làm tốt được sự liên kết nêu trên, đại diện mỗi bên tham gia phải tìm tiếng nói chung và bản ký kết trong đó quy định nghĩa vụ, quyền lợi cụ thể khi tham gia vào từng mắt xích của hệ thống.

Thứ sáu, từng bước thay đổi những định hướng giá trị nghề nghiệp trong đó kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân và xã hội.

 Để thay đổi nhận thức là công việc không phải ngày một ngày hai mà mất đến một năm, thậm chí hơn một năm mới hy vọng có sự chuyển biến từ sâu bên trong của người lao động, chỉ khi nào họ nhận thức đúng vai trò của công tác đào tạo nghề thì chất lượng mới có thể thay đổi theo hướng tích cực.

Thứ bảy, chuyển dần từ đào tạo nghề một lần sang đào tạo, bồi dưỡng liên tục, suốt đời.

Với những thay đổi không ngừng trong quá trình hội nhập và phát triển ở bất kỳ khu vực lao động như hiện nay đã đặt ra cho công tác đào tạo nghề không chỉ đào tạo một lần mà thay vào đó phải xây dựng kế hoạch đào tạo lâu dài đáp ứng được điều kiện thay đổi của thực tế. Hầu hết những cơ sở đào tạo nghề hiện nay mới hướng tới những giá trị đạt chỉ tiêu hiện tại, chưa xác định được định hướng trong phát triển tương lai, điều này đòi hỏi ở người lao động lại càng khó hơn.

Dịch vụ tư vấn thành lập Trung tâm đào tạo nghề của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các điều kiện cần và đủ để xin giấy phép hoạt động thành lập Trung tâm đào tạo nghề;
  • Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động thành lập Trung tâm đào tạo nghề;
  • Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép hoạt động thành lập Trung tâm đào tạo nghề;
  • Trực tiếp đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả;
  • Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo nghề.

Nội dung Dịch vụ tư vấn thành lập Trung tâm đào tạo nghề của Luật Đại Nam

Tư vấn miễn phí trước khi đăng ký thành lập trung tâm đào tạo nghề

  • Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo nghề
  • Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo nghề
  • Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo nghề
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo nghề
  • Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
  • Nhận kết quả và bàn giao kết quả sau khi thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo nghề

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Đào tạo nghề là gì? Đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến thành lập trung tâm đào tạo nghề. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Đào tạo nghề là gì? Đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề” trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488