Tự công bố là thủ tục bắt buộc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cơ sở chưa hiểu quy định này. Vậy tự công bố là gì? Tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu? Cần lưu ý những gì khi làm thủ tục này để không phải điều chỉnh nhiều lần? Tất cả sẽ được Luật Đại Nam giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?
Bản tự công bố thực phẩm không có thời hạn.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP không quy định về thời hạn của bản tự công bố.
Công văn 2092/ATTP-SP V/v hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hướng dẫn:
Theo mẫu số 3 kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP không có thời hạn hiệu lực trong Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Như vậy, không có hết hạn và gia hạn bản công bố.
Pháp luật quy định về tự công bố sản phẩm như thế nào?
Tự công bố thực phẩm được quy định tại các văn bản pháp luật
- Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP
Lợi ích khi tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục tự công bố
- Đây là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất sản phẩm. Là nghĩa vụ thì bắt buộc phải thực hiện. Nếu không làm tự công bố sẽ vi phạm pháp luật;
- Chứng minh sản phẩm là đạt được chất lượng;
- Tăng tính cạnh tranh các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường;
- Đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng;
- Tự công bố sản phẩm là một trong những điều kiện để trưng bày, bán tại cửa hàng;
- Cơ quan nhà nước quản lý được các sản phẩm tiêu thụ trong nước;
- Giảm tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Ai là đối tượng buộc phải thực hiện tự công bố?
Pháp luật quy định có 03 nhóm đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến ATTP.
Sản phẩm nào cần thực hiện tự công bố?
Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về tự công bố sản phẩm, theo đó:
- Thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói sẵn;
- Phụ gia thực phẩm;
- Chất hỗ trợ trong chế biến thực phẩm;
- Các dụng cụ chứa đựng sản phẩm thực phẩm. Ví dụ: bì, ly nhựa, dĩa nhựa,…
- Các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Ví dụ: muỗng, đũa, nĩa,…
Trường hợp nào được miễn thủ tục tự công bố?
- Sản phẩm chỉ dùng trong sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Nguyên liệu sản xuất dùng trong sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu dùng trong sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Sản phẩm sản xuất dùng trong nội bộ của tổ chức, cá nhân. Không đưa ra thị trường trong nước tiêu thụ.
Quy định tự công bố sản phẩm tại Điều 4 NĐ15/2018/NĐ-CP:
Điều 4. Tự công bố sản phẩm
1/ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
2/ Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm gồm những tài liệu gì?
Theo quy định, cần chuẩn bị 02 tài liệu, giấy tờ sau:
– Mẫu tự công bố;
Tổ chức, cá nhân tham khảo mẫu số 01 tại NĐ 15/2018/NĐ-CP. Hoặc lên google search “mẫu tự công bố”.
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cho sản phẩm. Thời hạn 12 tháng tính đến ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Quy trình thực hiện tự công bố sản phẩm
Bước 1: Tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố bằng:
– Thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng;
– Hoặc thông báo trên website/trang thông tin điện tử của mình;
– Hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
Bước 2: Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về ATTP.
Cơ quan nhà nước nào sẽ tiếp nhận hồ sơ tự công bố?
Cơ quan nhà nước do UBND cấp tỉnh chỉ định sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ.
Vì vậy, tùy địa phương sẽ có cơ quan quản lý khác nhau.
Tại Hà Nội là Sở Công Thương là cơ quan được chỉ định.
Tại TP. Hồ Chí Minh là Ban quản lý ATTP TP.HCM.
Cách thức nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ qua:
– Đường bưu điện;
– Hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thẩm quyền.
Có cần kiểm tra định kỳ những sản phẩm đã công bố?
Những sản phẩm đã công bố không bắt buộc kiểm tra định kỳ.
Từ ngày 02/02/2018, Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định kiểm tra định kỳ sản phẩm.
Dù pháp luật không bắt buộc phải kiểm tra định kỳ nhưng tổ chức, cá nhân nên:
- Tuân thủ pháp luật về ATTP của thực phẩm mình kinh doanh, sản xuất;
- Nên tự định kỳ đi kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Kiểm nghiệm sản phẩm tại các đơn vị uy tín, được cấp phép.
Tuy nhiên, kiểm tra định kỳ là vô cùng cần thiết vì:
- Đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng;
- Tránh trường hợp bị kiểm tra, sản phẩm kém chất lượng sẽ bị phạt, tịch thu sản phẩm;
- Sản phẩm kém chất lượng sẽ mất thị trường, mất khách hàng.
Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về tự công bố sản phẩm năm 2023 của Luật Đại Nam
- Tư vấn điều kiện tự công bố sản phẩm
- Tư vấn chuẩn bị tự công bố sản phẩm
- Soạn thảo tự công bố sản phẩm
- Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm tự công bố sản phẩm
- Nhận và giao lại cho khách hàng tự công bố sản phẩm
- Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi tự công bố được chấp thuận
- Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn tự công bố sản phẩm
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy điện thoại
- Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy đồ uống
- Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy xe đạp điện