Mã số mã vạch là gì ? Cấu tạo của mã số mã vạch?

by Vũ Khánh Huyền

Khi mà các doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản xuất hàng hóa không thể không biết vai trò của mã vạch đối với hàng hóa cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dùng lại cần phải quan tâm và cần biết rõ hơn. Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa năm được vai trò của mã vạch trên sản phẩm để kiểm tra hàng hóa, bảo vệ sức khỏe của mình mà chỉ nghĩ nó là những cái vạch đen không có ý nghĩa gì cả, có cũng được mà không cũng được mà không hiểu được ý nghĩa sâu xa của mã vạch. Vậy Mã số mã vạch là gì ? Cấu tạo của mã số mã vạch như nào ? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây !

Mã số mã vạch là gì ? Cấu tạo của mã số mã vạch?

Mã số mã vạch là gì ? Cấu tạo của mã số mã vạch?

Mã số mã vạch là gì ?

Chúng ta đã nghe rất nhiều về cụm từ mã vạch nhưng không phải ai cũng hiểu được và nắm được đúng bản chất. Mã vạch được hiểu là một dang công nghệ được thiết kế để nhận dạng cũng như thu thập dữ liệu một cách tự động không cần tác động bằng phương pháp thủ công dựa trên cơ sở cài đặt cho đối tượng mà mình cần quản lý một dãy những chữ số dưới dạng mã vạch để máy có thể đọc được khi quét qua.

Khi hàng hóa được quản lý theo mã vạch sẽ dễ quản lý, cũng giống như chứng minh thư nhân dân của con người mỗi loại hàng hóa sẽ có một mã vạch khác nhau dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác, xuất xứ hàng hóa, nguồn gốc xuất phát từ doanh nghiệp và quốc gia nào. Từ đó người dùng có thể lựa chọ sản phẩm phù hợp tránh được giả, hàng không như mong muốn.

Đối với Doanh nghiệp khi sử dụng mã vạch sẽ bảo vệ được sản phẩm của Doanh nghiệp tránh được những hàng giả hàng nhái trên thị trường, giữ được thương hiệu của Doanh nghiệp bởi khi mang vã vạch trên sản phẩm thì sản phẩm đó mang tính chuyên biệt sẽ không bị nhầm lẫn bởi những sản phẩm của Doanh nghiệp khác hay bị nhái lại sản phẩm, đảm bảo được thương hiệu cũng như những lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp khi tránh được hàng nhái lại. Đối với người tiêu dùng thông thái thông qua mã vạch có thể phân biệt được các loại hàng hóa, tránh mua phải hàng giả, nhái lại trên thị trường, kiểm tra nhanh được nguồn gốc hàng hóa, bảo vệ được sức khỏe cho bản thân và gia đình khi mua đúng hàng hóa thật.

Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm hay hiểu đúng về mã vạch hàng hóa hoặc là không biết cách kiểm tra mã vạch trên hàng hóa ra sao, đấy chính là hạn chế đối với mã vạch đối với người tiêu dùng có điện thoại thông minh thì có thể kiểm tra mã vạch thông qua phần mềm tải về điện thoại rất dễ dàng và tiện lợi biết chính xác hàng hóa, chất lượng sản phẩm, giá cả như thế nào còn đối với người tiêu dùng chưa biết sử dụng phần mềm này thì chỉ có thể kiểm tra thông qua mắt thường và thông qua sự hiểu biết của mình về mã vạch nên sẽ khó khăn hơn.

Khi đăng kí mã số mã vạch thì khi tham gia giao dịch sẽ tránh được sự nhầm lẫn, dễ dàng kiểm tra hàng hóa, tiết kiệm được thời gian nhanh chóng hơn, dễ dàng quản lý hơn. Thông qua kiểm tra, quản lý hàng hóa bằng mã vạch đã tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Cấu tạo của mã số mã vạch:

Mã số mã vạch có cấu tạo không quá phức tạp nó chỉ bao gồm hai phần:

– Mã số của hàng hóa: Có chức năng dùng để phân định hàng hóa bao gồm một dãy con số nó gần giống như căn cước công dân của con người mang tính cá biệt nó dược dùng trong nhiều lĩnh vực như để lưu kho dễ quản lý, bán lẻ hàng hóa tại các của hàng bán lẻ, quản lý trong bán  buôn, dùng để vận chuyển hàng hóa,….

Mã số hàng hóa mang tính cá biệt, đặc trưng và duy nhất sẽ không bị nhầm lẫn mỗi loại hàng hóa sẽ có một mã số riêng được dùng để nhận diện hàng hóa hay sản phẩm đó không nêu lên được đặc điểm hàng hóa cũng như chất lượng hàng hóa. Mã số hàng hóa bao gồm có mã số doanh nghiệp, mã số quốc gia và mã số kiểm tra.

Mã số thì có mã số quốc gia: Mỗi quốc gia thành viên sẽ có một mã số riêng và không bị trùng nhau được tổ chức EAN cấp khi quốc gia đó đăng kí tham gia. Đối với Việt Nam có mã số quốc gia 893. Đối với mã số quốc gia sẽ có bao gồm hai hoặc có đến ba con số đầu tùy thuộc vào tổ chức EAN gồm các nước thành viên quy định, nó được nghi ở phần đầu mã số.

Ngoài ra phần mã sô còn có mã số của doanh nghiệp nó gồm số phân định doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp khi yêu cầu cấp mã số sẽ có mã số doanh nghiệp và mã số quốc gia gắn liền với mã số doanh nghiệp để biết được đó là doanh nghiệp nào và thuộc quốc gia nào. Mã số doanh nghiệp sẽ có con số dài hơn mã số quốc gia nó bao gồm có thể bốn, năm hoặc sáu con số tùy thuộc vào doanh nghiệp đó có mã số ra sao thì sẽ được ghi đầy đủ để đảm bảo kiểm tra doanh nghiệp của mã vạch đó, kiểm tra được nguồn gốc hàng hóa.

Bên cạnh đó còn có “mã số vật phẩm” giành cho riêng vật phẩm đó nó bao gồm mã số doanh nghiệp và số phân định hàng hóa. Hay còn được gọi là mã mặt hàng, mã hàng hóa nó sẽ có độ dài con số từ ba, bốn hoặc năm co số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp.

Số kiểm tra đây là  số dựa trên 12 số đầu của mã số EAN-VN có số từ 0 đên số chín có chức năng để kiểm tra những con số trước đó đã được nghi đúng hay chưa.

– Mã vạch: Được hiểu là các vạch song song với nhau có những khoảng trống bằng nhau xen kẽ thể hiện được những mã số để làm sao máy quét mã vạch có thể quét được, nhận dạng được những mã số.

Đối với mã vạch thể hiện số EAN thì mỗi con số trong mã vạch sẽ được thể hiện bằng hai vạch và có hai khoảng trống có chiều rộng từ một đến bốn modul, hai khoảng trống đó có thể hiện theo ba phương án khác nhau. Có thể thấy mã vạch EAN có nhiều chiều rộng và trung bình đảm bảo  tiêu chuẩn về chiều rộng là 0,33 mm.

Mã vạch EAN có chiều cao thiết kế là 25,93 mm và chiều dài 37, 29 mm khi làm mã vạch cần đáp ứng được số liệu này mới đảm bảo được tiêu chuẩn. Theo mã vạch EAN có độ tin cậy không cao nhưng lại có độ mã hóa cao nên hiện nay được các quốc gia sử dụng và lựa chọn thay vì sử dụng hệ thống UCP.

Theo mã vạch EAN nó có khoảng trống bên phải, số kiểm tra độ chính xác, ký hiệu các dãy số bên phải, ngoài ra phải có số ký hiệu bên trái, khu vực đầu tiên là khu vực trống mà không ký hiệu nào được thể hiện trên đó, có ký hiệu phân cách.

Cấu tạo của mã số mã vạch sẽ được quản lý chặt chẽ bởi tổ chức EAN và tổ chức các nước thành viên, phải được cấp theo đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật.

Biểu tượng của của mã số mã vạch sẽ được in dán phía bên trong máy thông qua máy quét sẽ mã số mã vach sẽ kiểm tra được chứ không in dán phía bên ngoài. Một số hàng hóa cũng có thể không theo quy tắc như vậy nhưng mà vẫn đảm bảo được tiện ích của mã vạch, mục đích mã vạch mang lại.

 Thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm:

Theo điều 3 Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN
1. Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.
2. Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.

Điều 6,Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN quy định về trình tự cấp mã số mã vạch như sau:

Điều 6. Trình tự cấp MSMV

Việc cấp MSMV thực hiện theo trình tự sau đây:

1. Đăng ký sử dụng MSMV;

2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV;

3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV;

4. Hướng dẫn sử dụng MSMV

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm:

2. Hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV gồm:

a) Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;

c) Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này;

d) Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này

Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch được quy định tại điều 8, Quyết định 15/2006/ QĐ-BKHCN:

1. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức/doanh nghiệp đăng ký lập hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV; tiếp nhận và xử lý sơ bộ hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.

2. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL.

Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch:

1. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục TCĐLCL tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV:

a) Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL cấp mã số; vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.

b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL đề nghị tổ chức/doanh nghiệp hoàn thiện.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được gửi cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày được Tổng cục TCĐLCL cấp. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được quy định tại Phụ lục IV của Quy định này.

 3. Khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, về tên gọi hoặc địa chỉ giao dịch hoặc Giấy chứng nhận bị mất hoặc hỏng, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục TCĐLCL để được đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận mới.Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí đổi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV

Như vậy, mã số mã vạch có in trên sản phẩm để thể hiện là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Người tiêu dùng có thể dựa vào mã số mã vạch trên sản phẩm để biết được sản phẩm đó được sản xuất ở nước nào, bởi doanh nghiệp nào. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tạo nên thương hiệu cho sản phẩm và uy tín cho doanh nghiệp thì nên đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình.

Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch năm 2023 của Luật Đại Nam

  • Tư vấn điều kiện hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch
  • Soạn thảo hồ sơ hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục 
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm hồ sơ 
  • Nhận và giao lại cho khách hàng hồ sơ 
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi hồ sơ được chấp thuận
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn 
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mã số mã vạch là gì ? Cấu tạo của mã số mã vạch? . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hồ sơ làm thủ tục. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề “Mã số mã vạch là gì ? Cấu tạo của mã số mã vạch?” đều dựa trên pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488