Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận mã số mã vạch

by Vũ Khánh Huyền

Mã số mã vạch tuy không bắt buộc phải đăng ký cho sản phẩm hàng hóa nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký và sử dụng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục đăng ký giấy chứng nhận mã số mã vạch? Luật Đại Nam sẽ giải đáp cho các bạn thông qua bài viết sau đây!

Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận mã số mã vạch

Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận mã số mã vạch

Mã số mã vạch là gì?

Trước khi trình bày về trình tự thủ tục để được cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch, Luật Đại Nam xin gửi tới các bạn định nghĩa về mã số mã vạch để các bạn dễ hình dung:

Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;

Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, ORcode, PDF417 và các mã vạch hai chiếu khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.

Đăng ký mã số mã vạch là gì?

Để được cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch, hợp pháp hóa việc sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm hàng hóa của mình, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Thủ tục cấp giấy chứng nhân mã số mã vạch

Để được cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch, phải trải qua quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bản Đăng kí sử dụng mã số mã vạch đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng ký tên, đóng dấu (02 bản). Để đăng ký mã vạch 10 số, chọn vào mục mã vạch 10 số.
  • Bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại hoặc “Quyết định thành lập” đối với các tổ chức khác (01 bản);
  • Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Có thể nộp bằng 2 phương thức:

  • Đăng ký trực tiếp tại trung tâm đăng ký mã vạch. Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc
  • Đăng ký mã vạch online thông qua Trung tâm mã số mã vạch – G31 Việt Nam triển khai hệ thống đăng ký mã số mã vạch online qua cổng thông tin Gs1 Việt Nam Khi nộp hồ sơ, phải tiến hành nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch. Mức thu cụ thể là:

Khi nộp hồ sơ, phải tiến hành nộp phi cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch. Mức thu cụ thể là:

  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng): 1.000.000 đồng/năm
  • Sử dụng mà địa điểm toàn cầu (GLN) : 300.000 đồng/năm
  • Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN- 8) 300.000 đồng/năm

Có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản qua 1 trong 2 tài khoản ngân hàng sau;

  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh: Cầu Giấy Số tài khoản: 1507201067907 Đơn vị hưởng. Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc Gia
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh: Nam Thăng Long Số tài khoản: 122090064913

Bước 3: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Bước 4: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Mã số mã vạch nếu hồ sơ hợp lệ

Trong trường hợp, hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ. Cụ thể, thời gian cấp mã số tạm thời là 5 ngày làm việc, thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch là 01 tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi thực hiện thủ tục đăng ký mã vạch.

Hiệu lực sử dụng mã số mã vạch sau khi đăng ký

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp và trong 3 năm này doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục gia hạn mà vạch. Gia hạn mà vạch hay còn gọi là nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm. Cụ thể, mức phí này là:

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1

  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) : 500.000 đồng/năm
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) : 800.000 đồng/năm
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) : 1.500.000 đồng/năm
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) : 2.000.000 đồng/năm

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 200.000 đồng/năm

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN – 8 (GTIN-8)

Nếu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của các bạn không thực hiện thủ tục gia hạn sau khi giấy chứng nhận mã số mã vạch hết hiệu lực, sẽ bị sử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực

Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch năm 2023 của Luật Đại Nam

  • Tư vấn điều kiện hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch
  • Soạn thảo hồ sơ hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục 
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm hồ sơ 
  • Nhận và giao lại cho khách hàng hồ sơ
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi hồ sơ được chấp thuận
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn 
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận mã số mã vạch. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hồ sơ làm thủ tục. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận mã số mã vạch” đều được nghiên cứu theo pháp luật hiện hành

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488