Website bán hàng có cần đăng ký với Bộ Công thương không ?

by Vũ Khánh Huyền

Để hợp pháp hoá website phục vụ cho việc kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo/đăng ký website với Bộ Công Thương. Vậy Webiste bán hàng có cần đăng ký với Bộ Công thương hay không ? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Website bán hàng có cần đăng ký với Bộ Công thương không ?

Website bán hàng có cần đăng ký với Bộ Công thương không ?

Tại sao phải đăng ký website với bộ công thương?

Nhiều người không biết tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương. Cùng tìm hiểu các lý do dưới đây.

Được đảm bảo bởi Nhà nước

Khi website/ ứng dụng thực hiện thủ tục đăng ký website/ ứng dụng tức là website/ứng dụng này được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp tại Việt Nam. Lúc này tất cả mọi hoạt động trên website/ứng dụng đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Các quyền lợi cũng như lợi ích của website đều được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Khẳng định thương hiệu doanh nghiệp

Các website/ ứng dụng sau khi đăng ký sẽ được cung cấp một Logo có dòng chữ “Đã đăng ký” từ Bộ Công Thương có gắn link dẫn đến trang thông tin quản lý về thương mại điện tử của Bộ Công thương. Chỉ có các website/ ứng dụng đã thực hiện đăng ký mới có Logo này hiển thị trên website.

Việc này đã giúp thương hiệu của bạn được nâng cao bởi website của bạn đã tuân theo quy định của pháp luật.

Tăng độ uy tín cho website/ ứng dụng với khách hàng

Chỉ những website/ ứng dụng đã thực hiện đăng ký với Bộ Công thương mới có link dẫn đến thông tin website/ ứng dụng trên trang web quản lý của Bộ Công thương nên khách hàng có thể dễ dàng phân biệt, nhận dạng được đâu là website/ ứng dụng thật, đâu là website/ ứng dụng giả mạo.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể thấy website/ ứng dụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật qua đó thấy được quyền và lợi ích của chính khách hàng khi thực hiện giao dịch trực tuyến được đảm bảo bởi pháp luật. Từ đó, website/ ứng dụng sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng, được bảo đảm khi mua bán, sử dụng dịch vụ của mình.

Tuân thủ pháp luật

Theo quy định Nghị định 52/2013/NĐ-CP trách nhiệm của thương nhận, tổ chức có website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là phải đăng ký thiết lập website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công thương.

Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương về việc thiết lập website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website/ ứng dụng đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Quy định này thể hiện việc đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là bắt buộc, cần thực hiện trước khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mang. Điều này đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của Chủ sở hữu website/ ứng dụng và ngăn chặn được rủi ro về mặt pháp lý cho website/ ứng dụng.

Website bán hàng có cần đăng ký với Bộ Công thương không ?

Hiện nay, để đảm bảo việc kinh doanh, mua bán trực tuyến được diễn ra công khai, minh bạch, đồng thời giúp quản lý hoạt động kinh doanh được thuận tiện và chính xác hơn, tất cả các trang web hoạt động ở lĩnh vực thương mại điện tử đều cần tiến hành thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến đều phải thực hiện việc thông báo với Bộ Công Thương thông qua địa chỉ web là http://online.gov.vn/ – Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Căn cứ khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 41, khoản 1 Điều 46 và Điều 54 Mục 2 Chương IV Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định, một số website cần phải đăng ký với Bộ Công thương bao gồm:

– Sàn giao dịch thương mại điện tử

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

– Website khuyến mại trực tuyến

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

– Website đấu giá trực tuyến

Khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định website đấu giá trực tuyến là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập  để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

Xử phạt khi không đăng ký website/ ứng dụng

Đối với những trường hợp không thực hiện đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký website ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
  • Thương nhân tổ chức vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm sẽ áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng.

Xử phạt khi không đăng ký website/ ứng dụng

Đối với những trường hợp không thực hiện đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký website ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
  • Thương nhân tổ chức vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm sẽ áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng.

Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về hồ sơ, thủ tục làm đăng ký Website năm 2023 của Luật Đại Nam

  • Tư vấn điều kiện hồ sơ, thủ tục làm đăng ký website
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục làm đăng ký website
  • Soạn thảo hồ sơ hồ sơ, thủ tục làm đăng ký website
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm hồ sơ 
  • Nhận và giao lại cho khách hàng hồ sơ 
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi hồ sơ được chấp thuận
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Website bán hàng có cần đăng ký Bộ Công thương không. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hồ sơ làm thủ tụcTất cả các ý kiến tư vấn vấn đề “Website bán hàng có cần đăng ký Bộ Công thương không” đều dựa trên pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488