Đăng ký bản quyền website hay đăng ký bản quyền giao diện website để bảo vệ website khỏi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời khẳng định quyền của mình đối với website nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 diễn ra nhanh như hiện nay. Vậy chúng ta có thể đăng ký bản quyền website ở đâu ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này thông qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam !
Nội Dung Chính
Tại sao phải đăng ký bản quyền website ?
Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc tạo lập một website để tạo dựng hình ảnh cũng như quảng bá thương hiệu của mình là một cách tiếp cận khách hàng nhanh nhất.
Website đóng vai trò như gian hàng ảo trên mạng, mọi người dễ tham quan, tìm hiểu dịch vụ và mua bán. Nhưng chính vì nó dễ tương tác, ai cũng có thể truy cập và cũng có thể dễ dàng làm một website tương tự thì lúc này việc đăng ký bản quyền tác giả cho website là vô cùng quan trọng.
– Giúp xác nhận giá trị của tổ chức: trong trường hợp cổ phần hóa, mua bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp thì đây sẽ là tài sản được sử dụng khi định giá tài sản của công ty.
– Đăng ký bảo hộ website còn giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; hỗ trợ tối đa trong việc phòng tránh khỏi các hành vi xâm phạm bản quyền. Văn bằng bảo hộ chính là một công cụ hữu ích, một bằng chứng thép để chứng mình quyền sở hữu nếu xảy ra tranh chấp.
– Bên cạnh việc chứng minh cho sự tuân thủ pháp luật chặt chẽ, việc sở hữu website chính thống với các thông tin, nội dung được xác thực sẽ tạo lòng tin đối với đối tác, khách hàng tiềm năng.
Thủ tục đăng ký bản quyền website tại Cục Bản quyền tác giả
Việc tạo ra một website cho riêng mình là điều phổ biến và vấn đề đạo nhái website hay cóp nhặt website khác về biến tấu, thậm trí là bê nguyên về xảy ra rất nhiều. Để hạn chế tối đa nhất vấn đề này thì đăng ký bảo hộ cho website là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình.
Thủ tục đăng ký bảo hộ website năm 2023 được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký website
Hồ sơ đăng ký bản quyền website được thành lập thành 02 bộ theo quy định trong gồm các tài liệu sau:
– Hình ảnh chụp giao diện website (nếu đăng ký bảo hộ giao diện website);
– Bộ code của website;
– Bản in đóng thành tập gồm hình ảnh và nội dung website cần bảo hộ;
– Tờ khai đăng ký bản quyền website;
– Bản sao công chứng chứng mình thư nhân dân của tác giả/các đồng tác giả;
– Giấy cam đoan.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền website
Hồ sơ sau khi đã hoàn tất tiến hành nộp tại Cục Bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện ở Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn từ 10 đến 15 ngày Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu website.
Trường hợp đơn không đạt yêu cầu sẽ có thông báo cho người nộp đơn cụ thể về lỗi và yêu cầu sửa đổi bổ sung.
Lệ phí đăng ký bản quyền website
Căn cứ theo Thông tư 211/2016/TT-BTC thì mức phi đăng ký website sẽ là: 600.000/ Giấy chứng nhận.
Người nộp đơn có thể nộp phí đăng ký trực tiếp cho Cục Bản quyền tác giả/Văn phòng đại diện hoặc nộp qua dich vụ bưu điện tới các cơ quan này để được cấp Văn bằng bảo hộ.
Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về hồ sơ, thủ tục làm đăng ký Website năm 2023 của Luật Đại Nam
- Tư vấn điều kiện hồ sơ, thủ tục làm đăng ký website
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục làm đăng ký website
- Soạn thảo hồ sơ hồ sơ, thủ tục làm đăng ký website
- Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm hồ sơ
- Nhận và giao lại cho khách hàng hồ sơ
- Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi hồ sơ được chấp thuận
- Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: