Có thể thấy rằng, việc kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ là công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng đối với bất kỳ nhân viên kế toán thuế nào trong công ty hay doanh nghiệp.Cứ mỗi hàng tháng, bộ phận kế toán cần phải cân đối tổng số lượng hóa đơn đầu vào và đầu ra dựa trên biểu thuế suất để tiến hành lập tờ khai giá trị gia tăng rồi thực hiện kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ sang kỳ sau hay tổng số thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp. Vậy cách kết chuyển giá trị gia tăng cuối kỳ có khó không và thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm lời giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Tổng quan về việc kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ
Tất cả các doanh nghiệp đều cần phải thực hiện nghĩa vụ thuế, có nghĩa là nộp thuế tới ngân sách nhà nước theo kỳ đưa về một trong hai tài khoản bên dưới đây về tình trạng không còn số dư:
- Tài khoản 1331: thuế GTGT được khấu trừ từ hàng hóa, dịch vụ
- Tài khoản 3331: thuế GTGT phải nộp về cho Nhà nước
Mục đích của việc kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
Bút toán của kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ sẽ thực hiện nếu như trong kỳ có phát sinh được ghi theo bên Nợ của tài khoản đó thì bút toán kết chuyển sẽ ghi vào mục Có của tài khoản và ngược lại.
Kế toán viên sẽ tiến hành so sánh tổng số tiền thuế đã tổng hợp trên tài khoản 133 và tài khoản 3331 để chốt lấy số tiền đưa vào bút toán kết chuyển GTGT cuối kỳ theo đúng nguyên tắc lấy số tiền bé hơn.
Sau khi đã kết chuyển thành công, kế toán viên hãy kiểm tra để xác định lại tính hợp lý của bút toán. Nếu số liệu cho ra có sự chênh lệch thì kế toán viên đã hạch toán sai hoặc đã có sai sót trong quá trình kê khai.
Với trường hợp này, kế toán viên cần tìm ra được nguyên dân dẫn đến chênh để để có thể điều chỉnh lại các bút toán sao cho chuẩn xác hoặc kê khai việc điều chỉnh thuế GTGT.
Như vậy, mục đích cuối cùng của việc kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ chính là giúp doanh nghiệp có thể xác định đúng số thuế GTGT mà đơn vị cần nộp vào ngân sách nhà nước.
Cách kiểm tra tính hợp lý của bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
Có 02 cách để có thể kiểm tra được tính hợp lý:
- So sánh dư nợ trong tài khoản 133 được hiển thị tại phần mềm kế toán và số liệu chỉ tiêu 43 – Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau trên HTKK (hỗ trợ kê khai thuế)
- So sánh dư có tại tài khoản 3331 trên phần mềm kế toán = số liệu tại chỉ tiêu 40 – thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ trên HTKK (hỗ trợ kê khai thuế)
Nguyên tắc khi thực hiện việc kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
Nếu việc nắm rõ được mục đích của kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ sẽ giúp kế toán viên xác định được những việc mình cần làm thì nắm rõ bộ nguyên tắc sẽ giúp họ làm việc chuẩn xác, ít xảy ra sai sót nhất.
Những nguyên tắc mà kế toán viên cần lưu ý như sau
- Doanh nghiệp tiến hành hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ nếu doanh nghiệp lựa chọn kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp trực tiếp thì không cần thực hiện kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
- Khi doanh nghiệp đã kê khai thuế GTGT theo tháng thì buộc cuối tháng phải hạch toán thuế GTGT, tuyệt đối không thực hiện vào cuối quý và ngược lại.
- Kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ là bù trừ giữa số thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp được khấu trừ với số thuế GTGT bên đầu ra mà doanh nghiệp phải nộp để xác định được chính xác tổng số thuế doanh nghiệp phải thực nộp vào ngân sách nhà nước.
Các bước tiến hành kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
Bước 1: Tính số GTGT tại đầu ra theo công thức:
GTGT đầu ra = Phát sinh Có tại TK 3331 – Phát sinh Nợ tại TK 3331
Bước 2: Tính số GTGT đầu vào đã được khấu trừ theo công thức:
GTGT đầu vào = Dư nợ tại TK 133 đầu kỳ + Phát sinh nợ tại TK 133 trong kỳ – Phát sinh Có tại TK 133 trong kỳ
Bước 3: Thực hiện việc bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ:
Khi kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ thường có 02 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Nếu thuế GTGT của đầu ra cần phải nộp có con số lớn hơn thuế GTGT tại đầu vào khi đã khấu trừ thì thực hiện kết chuyển thuế giá trị gia tăng đầu vào và số chênh lệch cần nộp.
Ghi:
- Nợ TK 3331 (tổng số GTGT tại đầu vào đã được khấu trừ)
- Có TK 133
Trường hợp 2: Nếu thuế GTGT tại đầu ra cần phải nộp có con số nhỏ hơn thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ thì thực hiện kết chuyển tổng số thuế GTGT đầu ra phải nộp và số tiền chênh lệch sẽ chuyển sang kỳ sau để tiếp tục khấu trừ.
Ghi:
- Nợ TK 3331 (Số thuế GTGT bên đầu ra cần phải nộp)
- Có TK 13
Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về thủ tục kết chuyển thuế giá trị gia tăng năm 2023 của Luật Đại Nam
- Tư vấn điều kiện thủ tục kết chuyển thuế giá trị gia tăng
- Tư vấn chuẩn bị thủ tục kết chuyển thuế giá trị gia tăng
- Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm hồ sơ
- Nhận và giao lại cho khách hàng hồ sơ
- Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi làm
- Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hướng dẫn chi tiết về kết chuyển thuế giá trị gia tăng“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hồ sơ làm thủ tục liên quan đến thuế. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề trên đều dựa trên pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm;
Mức lệ phí thuế môn bài năm 2023