Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì, thuế giá trị gia tăng đầu ra là gì, Thuế GTGT là gì? Thuế gtgt đầu ra là gì? Cách tính thuế gtgt đầu ra như nào. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về thuế giá trị gia tăng đầu ra qua bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên !
Nội Dung Chính
Thuế GTGT đầu ra là gì?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT từ cụm từ tiếng Anh Value Added Tax: thuế giá trị gia tăng. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT.
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra (thuế GTGT đầu ra) là số thuế ghi trên hóa đơn đầu vào (liên xanh hoặc tím) khi doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Đặc điểm của thuế GTGT đầu ra
+Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu
Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu.
+Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp
Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước.
Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp.
+Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến
Thuế GTGT được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.
+Thứ tư, thuế giá trị gia tăng có phạm vi điều tiết rộng
Thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng.
Hướng dẫn cách tính thuế GTGT đầu ra và đầu vào
Hướng dẫn tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra theo phương pháp khấu trừ.
Đối tượng áp dụng:
Doanh nghiệp có thể tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra theo phương pháp khấu trừ là doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ đồng ( nếu doanh thu dưới 1 tỉ nhưng tự nguyện thì vẫn được) thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ (Trừ hộ kinh doanh cá nhân).
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành các hoạt động thăm dò, tìm kiếm, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp này do Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thuế thay.
Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp (còn hoạt động).
Các cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ.
Công thức tính thuế gtgt đầu vào và đầu ra theo phương pháp khấu trừ
X= Y – Z
Trong đó:
X: Số thuế GTGT phải nộp.
Y: Số thuế GTGT đầu ra.
Z: Số thuế GTGT đầu vào.
Và Y được xác định như sau:
Y= D x E
D: Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra.
E: Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ (HHDV) đó.
Vậy số thuế GTGT phải nộp là:
X= (D x E) – Z
Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháo tính trực tiếp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT: Áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu: Áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu trừ thuế) hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
* Về hóa đơn chứng từ:
Nếu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế: Khi nộp thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Nếu nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Sử dụng hóa đơn bán hàng.
Trên đây, Luật Đại Nam đã tổng hợp và gửi đến các bạn về “Tìm hiểu về thuế giá trị gia tăng đầu ra” mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Nếu bạn đang tìm đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, hãy tham khảo dịch vụ kế toán trọn gói tại Luật Đại Nam, liên hệ ngay để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm;
Mức lệ phí thuế môn bài năm 2023