Ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bằng cách mở thêm chi nhánh. Tuy nhiên sau khi thành lập chi nhánh cần phải kê khai và nộp những loại thuế, lệ phí gì thì không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây Luật Đại Nam xin tư vấn cho Quý khách hàng cách nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh khác tỉnh.
Nội Dung Chính
Chi nhánh có phải nộp thuế môn bài không?
Chi nhánh của doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có) phải nộp lệ phí môn bài.
Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?
Chi nhánh mới thành lập của doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP
Công ty có thể nộp lệ phí môn bài thay cho chi nhánh ở tỉnh khác không?
Tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài như sau:
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
“1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.”
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định khai lệ phí môn bài như sau:
“a.1) Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
a.2) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;
a.2) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.
a.3) Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư.”
Như vậy, theo quy định trên chi nhánh của công ty ở tỉnh khác thì chính chi nhánh sẽ tự thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh đấy.
Chi nhánh có mức thu lệ phí môn bài là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với chi nhánh là khi nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp tổ chức mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh khác tỉnh“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục công bố thông tin thức ăn thủy hải sản
- Hồ sơ Công bố thức ăn chăn nuôi bổ sung
- Dịch vụ xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu – Ngoài công lập