Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, giúp tối ưu hóa năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cây trồng, người tiêu dùng và môi trường, việc sử dụng phân bón chất lượng và được chứng nhận hợp quy là điều hết sức quan trọng. Trong bài viết này, Luật Đại Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về quá trình chứng nhận hợp quy phân bón và tầm quan trọng của nó đối với nông nghiệp.
Nội Dung Chính
Chứng nhận hợp quy là gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định: Chứng nhận hợp quy (Certificate regulation) là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Theo đó, đối tượng của chứng nhận hợp quy là sản phẩm, hàng, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến các vấn đề về an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Chứng nhận hợp quy phân bón là gì?
Chứng nhận hợp quy phân bón chính là hoạt động đánh giá; xác nhận chất lượng của sản phẩm phân bón có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hay không. Đây chính là loại hình chứng nhận hợp quy được thực hiện theo sự thỏa thuận của những cá nhân; tổ chức có nhu cầu sở hữu chứng nhận với tổ chức cấp chứng nhận.
Quy chuẩn sử dụng để cấp chứng nhận hợp quy phân bón đó chính là những quy chuẩn kỹ thuật theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đối với phân bón vô cơ thì chứng nhận hợp quy phân bón sẽ được đánh giá theo yêu cầu của Bộ Công thương. Còn đối với phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác là Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn.
Tại sao phải chứng nhận hợp quy phân bón?
Theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp muốn kinh doanh, sản xuất phân bón tại Việt Nam thì phải có chứng nhận hợp quy phân bón cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Như vậy, hợp quy phân bón áp dụng bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất sản phẩm phân bón tại Việt Nam.
Các loại phân bón phải chứng nhận hợp quy
Theo quy định của Nghị định 22 / 2013NĐ-CP về quản lý phân bón và Thông tư số 29-41 của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các loại phân sau đây được yêu cầu chứng nhận phù hợp.
Phân bón được liệt kê trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp như:
- Các loại phân bón đơn (đạm, lân, kali).
- Các loại phân bón hỗn hợp (NPK, NP, NK, PK có/không bổ sung trung lượng, vi lượng).
- Các loại phân bón phức hợp (DAP, APP, nitro phosphat, MAP, kali nitrat, kali dihydrophosphat, MKP).
- Các loại phân khoáng sinh học (là các loại phân bón đơn/phức hợp/hỗn hợp có bổ sung tối thiểu 01 chất sinh học
Tầm Quan Trọng Của Chứng Nhận Hợp Quy Phân Bón
Phân bón đóng góp quan trọng vào việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cải thiện sức kháng và năng suất của chúng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại phân bón đều đảm bảo chất lượng và an toàn. Việc sử dụng phân bón kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất nông sản mà còn có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Chứng nhận hợp quy phân bón đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn đã được đặt ra. Quá trình chứng nhận bao gồm kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng về thành phần, hàm lượng dưỡng chất và khả năng phân giải của phân bón. Điều này giúp đảm bảo rằng phân bón không chỉ cung cấp đủ dưỡng chất cho cây trồng mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Quy trình chứng nhận hợp quy phân bón
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Bước đầu tiên trong quy trình chứng nhận hợp quy phân bón đó là đăng ký chứng nhận.
Bước 2: Xem xét trước đánh giá
Tổ chuyên gia tư vấn Luật Đại Nam thực hiện xem xét về hồ sơ đăng ký chứng nhận và tài liệu của khách hàng.
Đến khảo sát trực tiếp tại cơ sở sản xuất. Hướng dẫn hoàn thành áp dụng đúng theo các yêu cầu của QCVN 16:2019/BXD.
Bước 3: Đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) sẽ đánh giá về hệ thống tài liệu. Quy trình áp dụng thực tế tại cơ sở sản xuất.
Lấy mẫu thử nghiệm điển hình tại cơ sở sản xuất.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá
Hội đồng thẩm xét của Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện xem xét lại hồ sơ đánh giá. Nếu hồ sơ đánh giá hợp lệ, đưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận hợp quy đá xây dựng có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp.
Bước 6: Đánh giá giám sát hàng năm
Để đảm bảo doanh nghiệp vẫn đang áp dụng theo quy chuẩn và các sản phẩm, hàng hóa vẫn đạt tiêu chuẩn chất thì không quá 12 tháng Tổ chức chứng nhận sẽ tổ chức đánh giá giám sát một lần. Quá trình đánh giá giám sát tương tự như đánh giá chứng nhận ban đầu.
Bước 7: Chứng nhận lại
Khi hết hiệu lực 3 năm, thì khách hàng sẽ được tái chứng nhận lại.
Phương thức chứng nhận hợp quy phân bón
Phương thức đánh giá sự phù hợp đối với phân bón được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN, cụ thể như sau:
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức này là 3 năm và thực hiện giám sát hàng năm. Giám sát hàng năm phải lấy mẫu của tất cả các sản phẩm đăng ký chứng nhận hợp quy và thử nghiệm 100% chỉ tiêu chất lượng theo quy định. Phương thức này áp dụng với trường hợp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước.
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa được đánh giá. Phương thức này áp dụng cho thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
Kết Luận
Chứng nhận hợp quy phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Việc sử dụng phân bón chứng nhận hợp quy không chỉ tối ưu hóa năng suất nông sản mà còn đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Chúng ta nên luôn lựa chọn sử dụng các loại phân bón đã được chứng nhận hợp quy để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm