Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp

by Ngọc Ánh

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế lớn mà doanh nghiệp phải nộp thường xuyên theo kỳ hạn. Tuy nhiên, có những trường hợp, doanh nghiệp có thể đủ điều kiện để nhận lại một phần hoặc toàn bộ số thuế đã nộp, gọi là hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp. Dưới đây là những điểm cần lưu ý và thông tin chi tiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013
  • Nghị định 218/2013/NĐ-CP
  • Luật quản lý thuế năm 2019

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản nào được ban hành chính thức định nghĩa về loại thuế này. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở pháp lý và quy định về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ta có thể hiểu như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.

Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Theo đó, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đồng thời cũng là “người” nộp thuế.

Đối với thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế là doanh thu đã trừ đi chi phí kinh doanh hợp lý. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của DN, chỉ khi DN kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp thuế TNDN. Thuế TNDN sử dụng thuế suất đồng nhất, mức thuế suất khác nhau có thể áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số lại thu nhập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu chính thuế của mỗi nước.

Người nộp thuế TNDN theo quy định bao gồm?

Theo Điều 2 của Luật thuế TNDN, các tổ chức sau đây phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

  1. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. Doanh nghiệp nước ngoài – những doanh nghiệp được thành lập theo luật pháp nước ngoài, dù có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  3. Tổ chức được thành lập dưới hình thức hợp tác xã theo Luật hợp tác xã.
  4. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  5. Các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh và có thu nhập.

Như vậy, nếu thuộc một trong những danh mục trên, tổ chức đó phải tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Hiện nay chưa có khái niệm về thuế TNDN hoàn lại là gì, Nhưng có thể hiểu thuế TNDN hoàn lại là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

Hoặc có thể hiểu theo một cách khác thì thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại là thuế thu nhập mà doanh nghiệp sẽ phải nộp do bị hoàn lại, ở các kỳ kế toán sau.

Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp là việc trả lại một phần hoặc toàn bộ số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp nếu thấy rằng việc đó không cần thiết hoặc doanh nghiệp đã nộp thừa.

Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp

Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại

Theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC thì tài sản thuế thu nhập hoàn lại được tính như sau:

Tài sản thuế thu nhập hoàn lại = chênh lệch tạm thời được khấu trừ + giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Trong trường hợp tại thời điểm ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoàn lại đã biết trước có sự thay đổi về thuế suất thuế thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai, nếu việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại nằm trong thời gian thuế suất mới đã có hiệu lực thì thuế suất áp dụng để ghi nhận tài sản thuế sẽ được tính theo thuế suất mới.

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định được thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc các khoản nợ phải trả được thanh toán.

Nguyên tắc hoàn thuế thu nhập cá nhân

Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoàn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế TNDN đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại, theo nguyên tắc:

– Nếu tài sản thuế thu nhập hoàn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoàn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập hoàn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoàn lại.

– Nếu tài sản thuế thu nhập hoàn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoàn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoàn lại và ghi tăng chi phí thuế thu nhập hoàn lại.

Hướng dẫn hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo Thông tư 156/2013, Khoản 1, Điều 33, một số trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được coi là đã nộp thừa:

Xác định thuế nộp thừa

  • Khi người nộp thuế đã nộp số tiền vượt quá mức thuế cần nộp cho cùng một loại thuế có nội dung kinh tế tương đồng, trong vòng 10 năm kể từ ngày đã nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo quyết toán hàng năm. Thuế chỉ xem xét là nộp thừa khi số tiền thuế đã nộp vượt quá số tiền thuế cần nộp theo quyết toán thuế.

Khi xảy ra nộp thừa thuế TNDN

  • Nếu người nộp thuế có các khoản nợ thuế, tiền truy thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc tiền phát sinh, họ cần ghi rõ trên chứng từ thuế. Thứ tự thanh toán như sau: Tiền thuế nợ > Tiền truy thu > Tiền chậm nộp > Tiền phát sinh > Tiền phạt.

Bù trừ tự động

  • Với số tiền thuế nộp thừa, sẽ tự động bù trừ với số tiền cần nộp cho lần nộp thuế sau đó, áp dụng cho cùng một loại thuế với nội dung kinh tế giống nhau.

Trường hợp được hoàn thuế

  • Nếu quá 6 tháng kể từ thời điểm có số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản thuế cần nộp tiếp theo.
  • Khi người nộp thuế đã thực hiện bù trừ theo quy định nhưng vẫn còn dư số tiền thuế, tiền chậm nộp, hoặc tiền phạt.

Hồ sơ yêu cầu hoàn thuế

  • Cần cung cấp “Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước” theo mẫu số 01/ĐNHT, đi kèm với Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Với những hướng dẫn trên, doanh nghiệp cần nắm rõ để tiến hành hoàn thuế thu nhập một cách hiệu quả và chính xác.Việc nộp thuế là bổn phận của mọi doanh nghiệp, nhưng cũng cần biết đến quyền lợi khi được hoàn thuế thu nhập. Để đảm bảo quyền lợi, doanh nghiệp cần hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nào phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488