Tiền tăng ca có tính thuế thu nhập cá nhân hay không ?

by Vũ Khánh Huyền

Tiền tăng ca, làm thêm giờ là một trong những khoản thu nhập đáng kể của người lao động, bởi sẽ được hưởng tiền lương cao hơn so với thời giờ làm việc bình thường. Vậy tiền tăng ca có tính thuế thu nhập cá nhân hay không? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của Luật Đại Nam nhé !

Tiền tăng ca có tính thuế thu nhập cá nhân hay không ?

Tiền tăng ca có tính thuế thu nhập cá nhân hay không ?

Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào từng thời điểm làm thêm giờ, từng thời điểm tăng ca. Cụ thể:

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 các khoản thu nhập được miễn thuế. Hướng dẫn cụ thể tại Điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định:

“Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ”.

Tiền lương là đối tượng trực tiếp phải chịu thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân năm 2007. Tuy nhiên, thời giờ làm thêm vốn là thời gian được nghỉ ngơi của người lao động, vì vậy nếu tính thuế trên cả 100% phần tiền lương tăng ca nhận được là quá cao đối với người lao động. Vậy, tiền tăng ca không phải đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân 100%, nên người chịu thuế vẫn phải chịu thuế đối với tiền tăng ca một phần.

Ví dụ:

Đối với tiền lương làm thêm giờ, người chịu thuế sẽ được miễn thuế trong phạm vi số tiền được trả cao hơn đối với tiền lương làm việc bình thường. Chúng ta lấy ví dụ sau:

Ông A (Công nhân) ông làm việc bình thường với số tiền được trả là 50.000 đồng/giờ. Lương làm thêm giờ là 60.000 đồng/giờ. Như vậy, phần lương là thêm giờ ông A được miễn thuế Thu nhập cá nhân là 60.000 – 50.000 = 10.000 đồng.

Hiểu là: Tiền lương làm thêm giờ của người lao động A là 60.000đ thì chỉ được miễn thuế TNCN đối với phần chênh lệch so với lương cơ bản là 10.000đ, còn lại, phần 50.000đ người lao động A vẫn phải đóng thuế TNCN phần đó.

Như vậy tiền lương làm thêm giờ và tiền lương tăng ca không phải là những đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân nên người chịu thuế vẫn phải kê khai và chịu thuế đối với những thu nhập trên. Tuy nhiên, phần tiền chênh lệch giữa giờ làm việc bình thường và tiền làm thêm giờ sẽ được miễn thuế (phần được trả cao hơn so với tiền công lao động thông thường) thuộc khoản thu nhập miễn thuế TNCN.

Cách tính thuế cho thu nhập làm thêm giờ, tăng ca:

Hiện tại, cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương và các khoản tương đương tiền lương được áp dụng như sau:

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ

Trong đó:

+ Thu nhập chịu thuế = Tổng lương được nhận – các khoản được miễn

Như vậy, phần chênh lệch giữa tiền lương làm việc bình thường và lương làm thêm giờ sẽ được xem là các khoản được miễn và được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế.

+ Các khoản giảm trừ căn cứ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh; Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế * thuế suất

Vậy, trong phạm vi bài viết đã làm rõ các vấn đề về đối tượng miễn thuế của thuế thu nhập cá nhân là tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, tiền làm việc vào ban đêm và cách tính thuế thu nhập cá nhận theo quy định mới nhất.

Trả tiền làm thêm giờ có được tính làm chi phí hợp lý cho doanh nghiệp:

Bộ luật lao động đã có những quy định rất chi tiết và cụ thể về cách tính lương, trợ cấp đối với trường hợp làm thêm giờ. Tại các giờ làm thêm, các doanh nghiệp phải chi trả tiền công cho người lao động số tiền lớn hơn. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là khoản chi phí đó có được liệt kê vào các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp không?

Bộ luật lao động quy định người lao động làm việc không quá 12 giờ trong một ngày; không quá 30 giờ trong một tháng và không quá 200 giờ trong một năm, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm. .

Tùy theo số giờ làm thêm của người lao động nằm trong khung hay vượt quá khung quy định mà xác định khoản tiền doanh nghiệp trả cho người lao động làm thêm giờ.

Người lao động được phân công làm thêm vượt quá số giờ mức quy định vẫn là một thực tế đang xảy ra trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Hạch toán chi phí trong trường hợp này là vấn đề mà các Doanh nghiệp cần lưu ý.

Bộ luật lao động quy định các doanh nghiệp bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 12 giờ trong một ngày; không quá 30 giờ trong một tháng và không quá 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm.

Thực tế hoạt động của doanh nghiệp sẽ phát sinh hai trường hợp:

Thứ nhất, doanh nghiệp phân công cho người lao động làm tăng ca với số giờ theo đúng quy định của pháp luật về lao động.

Thứ hai, do nhu cầu của doanh nghiệp, người lao động được phân công làm thêm số giờ vượt quá khung quy định mà pháp luật cho phép.

Như vậy, một vấn đề pháp lý được đặt ra là khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), các khoản chi của Doanh nghiệp đối với tiền thanh toán cho người lao động trong hai trường hợp trên được xử lý như sau:

Đối với khoản tiền chi trả tiền làm thêm giờ mà số giờ người lao động làm thêm nằm trong khung mà pháp luật cho phép thì theo quy định, nếu khoản tiền này là khoản chi thực tế phát sinh đến hoạt động của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Đối với khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động làm thêm giờ vượt quá quy địnhcủa pháp luật lao động,

Theo hướng dẫn của Tổng cục thuế “nếu doanh nghiệp do nguyên nhân khách quan phải làm thêm giờ thì Cục Thuế phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để xem xét tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Trường hợp vì các lý do chính đáng doanh nghiệp phải tăng thời gian làm thêm giờ thì khoản chi phí làm thêm giờ doanh nghiệp thực chi trả cho người lao động và có đủ chứng từ theo quy định tại các văn bản về thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN”.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Tiền tăng ca có tính thuế thu nhập cá nhân hay không ? . Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế suất thuế gtgt ngành xây dựng năm 2023.

Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng – Luật Đại Nam

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế gtgt theo tt80

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488