Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

by Ngọc Ánh

Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (Luật thuế TNDN 2008) được Quốc hội khóa XII ban hành ngày 03/6/2008, bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2009. Đến nay, sau hơn 4 năm áp dụng, trước những biến đổi của tình hình kinh tế – xã hội, việc sửa đổi, bổ sung các quy định của đạo luật này nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đang trở thành một yêu cầu cấp thiết, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vậy pháp luật vè thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? 

Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế và tính pháp lý cao, là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Thuế TNDN còn có một số đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Thuế TNDN là loại thuế trực thu;

Thứ hai: Thuế TNDN là loại thuế đánh vào thu nhập chịu thuế (hay là lợi nhuận) của các doanh nghiệp;

Thứ ba: Thuế TNDN chỉ đánh vào phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi chi phí liên quan để tạo ra thu nhập đó (còn gọi là thu nhập chịu thuế);

Thứ tư: Thuế TNDN áp dụng mức thuế suất thống nhất.

Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là một trong những sắc thuế đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, thể hiện thông qua các vai trò sau đây:

– Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN

– Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

– Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thề hiện chính sách công bằng xã hội

Người nộp thuế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN và Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 124/2008 NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số Điều của Luật thuế TNDN thì: Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (gọi là doanh nghiệp).

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi bởi các văn bản sau:

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015;

– Luật Đầu tư 2020, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.

– Luật Dầu khí 2022.

Những ưu điểm của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay

Qua hơn 3 năm thực hiện, Luật thuế Thuế TNDN số 14/2008/QH12 được quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã đạt được những thành tựu nhất định. Cụ thể:

Về đối tượng nộp thuế:

Luật thuế TNDN hiện hành đã giới hạn phạm vi điều chỉnh về đối tượng nộp thuế chỉ còn là các doanh nghiệp. Việc phân định đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế là hoàn toàn phù hợp và thống nhất với quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật quản lí thuế.

Về thuế suất:

Luật thuế TNDN đã quy định thống nhất mức thuế suất, từng bước giảm thuế suất phổ thông từ 32% xuống 28% (áp dụng từ 1/1/2004), từ 28% xuống 25% (áp dụng từ 1/1/2009) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn tái đâu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh

Về ưu đãi thuế TNDN:

Luật thuế TNDN hiện hành quy định về ưu đãi thuế TNDN một cách thống nhất. Các đối tượng được ưu đãi thuế không còn bị phân biệt về loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như trước đây.

Về thu nhập chịu thuế:

Luật thuế TNDN hiện hành từng bước mở rộng phạm vi áp dụng đối với các chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Ví dụ: Chi phí quảng cáo tiếp thị của doanh nghiệp mới thành lập là 15% trong 3 năm đầu. Các khoản chi phí không được trừ được quy định một cách chi tiết, rõ ràng (31 khoản).

Những bất cập của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Bên cạnh những kết quả đạt được của Luật thuế TNDN hiện hành, trước yêu cầu cải cách thuế và thực tiễn thực thi thuế TNDN trong giai đoạn hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập cần tiếp tục được hoàn thiện. Một số tồn tại chính của Luật thuế TNDN hiện hành như sau:

Về mức thuế suất:

Mức thuế suất theo Luật thuế TNDN hiện nay là 25%. Đây là mức thuế suất trung bình so với khu vực, tuy nhiên mức thuế suất này vẫn còn khá cao so với một số nước, vùng lãnh thổ. Điều này sẽ là một trong những rào cản để các doanh nghiệp thực hiện tích tụ vốn và tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Về thu nhập chịu thuế:

Về phương pháp xác định doanh thu, chi phí được trừ, không được trừ làm cơ sở tính thuế TNDN chưa cụ thể, chưa đảm bảo tính thực thi. Cụ thể là các quy định về thời điểm xác định doanh thu; cách xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể ; các khoản chi phí được trừ và chưa được trừ chưa được quy định rõ ràng ; một số khoản chi phí thực tế cần thiết cho sản xuất kinh doanh nhưng không được chấp nhận khi tính thuế. Điều này vô hình chung đã khiến các doanh nghiệp phải chịu thuế nhiều hơn

Về vấn đề chuyển lỗ:

Quy định về vấn đề chuyển lỗ tại Thông tư 18/2011/TT-BTC đã thu hẹp quyền lợi của doanh nghiệp hơn so với quy định của Luật thuế TNDN. Đây cũng là một trong những bất cập trong cách thức ban hành văn bản pháp luật bởi vì Luật thuế TNDN là văn bản quy phạm pháp luật, là Luật khung cho việc áp dụng pháp luật, trong khi các Nghị định và Thông tư hướng dẫn là các văn bản áp dụng pháp luật, các văn bản này là sự cụ thể hóa các quy định của Luật nhưng không được trái với quy định của Luật.

Về một số khoản chi cụ thể:

Luật thuế TNDN hiện hành quy định về một số khoản chi cụ thể chưa hợp lý. Chẳng hạn: quy định về phần giá trị hàng hóa tổn thất, cá khoản chi khấu hao tài sản cố định, khoản chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa, khoản chi là tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho người lao động, phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới… Một trong những bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành là liệt kê các tài sản cố định hiện hữu được để xác định trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Ngoài ra, hạn chế của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa có quy định cụ thể nào về việc xác định doanh thu, chi phí làm căn cứ cho thu nhập chịu thuế của các hình thức kinh doanh như bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng.

Về ưu đãi thuế TNDN:

Việc xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập được ưu đãi thuế theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa hợp lý khi toàn bộ các khoản thu nhập khác đều không được ưu đãi thuế (trong đó có nhiều khoản thu nhập khác liên quan đến hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế) là bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.

Về ưu đãi thuế suất thuế TNDN:

Luật thuế TNDN hiện hành quy định các doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế cũng hưởng ưu đãi như là doanh nghiệp trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là chưa phù hợp.

 Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488