Định khoản Thuế thu nhập doanh nghiệp định khoản

by Lê Nga

Khi doanh nghiệp tính và nộp thuế TNDN, kế toán  định khoản thuế doanh nghiệp như thế nào? Sử dụng tài khoản gì? Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ  hướng dẫn chi tiết các bạn cách định khoản thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng chịu thuế TNDN

Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
  • Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

>>>>> Tìm hiểu thêm Thời hạn nộp thuế TNDN

Vai trò của thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế mà tổ chức kinh tế có nghĩa vụ phải đóng khi đi vào hoạt động và có thu nhập tính thuế sau khi đã trừ các khoản được pháp luật cho phép là những khoản chi phí hợp lý. Như vậy doanh nghiệp đóng thuế tạo ra nguồn thu cho nhà nước, tạo ra các sân chơi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Tài khoản sử dụng hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản sử dụng hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp là TK 3334

a. Nội dung: Tài khoản này phản ánh khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và tình hình tăng, giảm khoản thuế đó.

b. Kết cấu:

  • Bên Nợ:

– Nộp thuế TNDN vào NSNN

– Số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp

  • Bên Có:

– Số thuế TNDN phải nộp

– Số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp

  • Số dư: Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có

– Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp

– Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định(sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài( sau đay gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định củ pháp luật Viết Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Như vậy, tất cả các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở ở Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nước ngòai có phát sinh thu nhập ở Việt Nam đều là đối tượng nộp thuế TNDN.

Trường hợp được miễn thuế

Theo điều 17 và Điều 18 chương IV, luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp

Cách định khoản thuế thu nhập doanh nghiệp

a. Khi tính thuế TNDN

Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp.

b. Khi nộp tiền thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112

c. Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:

  • Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tậm nộp hàng quý trong năm, thì ghi số chênh lệch:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp  (8211)

  • Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thu nhập doanh nghiệp và Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112

d. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:

  • Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

  • Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Định khoản thuế thu nhập doanh nghiệp 

Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488