Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng. Căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành, kế toán hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam thông tin chi tiết tài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp và cách hạch toán về loại thuế này.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 78 / 2014 / TT-BTC
- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
- Thông tư 133/2016/TT-BTC
- Thông tư số 156/2013/TT-BTC
Nội Dung Chính
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường…
Thuế TNDN là công cụ để điều chỉnh sự phân bổ hiệu quả của các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số ngành hàng hoặc một số loại hàng hoá. Đây cũng là công cụ để điều chỉnh, phân phối lại thu nhập xã hội, giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo bằng cách áp dụng các loại thuế có tính chất tiến (thu nhập cao đóng góp tỷ lệ cao hơn) hoặc các loại miễn giảm thuế cho các đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn.
2. Đối tượng chịu thuế TNDN
Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
- Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã
- Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
3. Tài khoản hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng hạch toán thuế TNDN là TK 3334 trong bảng cân đối kế toán. Tài khoản này phản ánh các khoản thuế TNDN phải nộp và tình hình tăng, giảm các khoản thuế đó.
Kết cấu TK 3334 như sau:
- Bên Nợ:
– Nộp thuế TNDN vào NSNN
– Số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
- Bên Có:
– Số thuế TNDN phải nộp
– Số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp
- Số dư: Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có
– Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
– Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ.
4. Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế TNDN
Căn cứ theo điều 17, Thông tư số 156/2013/TT-BTC xác định hạch toán thuế TNDN như sau:
Khi tính thuế TNDN:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi nộp thuế TNDN vào NSNN:
- Nợ TK 3334 : Thuế TNDN
- Có các TK 111, 112
– Hạch toán cuối năm tài chính, khi làm tờ khai quyết toán thuế
Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn thuế TNDN tạm tính ở các quý trong năm, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp, ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi mang tiền đi nộp thuế TNDN, ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có các TK 111, 112
Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số dịch vụ hoàn thuế thuế TNDN tạm tính thì kế toán hạch toán giảm chi phí thuế TNDN, ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
-Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
- Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Trường hợp TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
- Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Trong trường hợp phát hiện ra sai sót của năm trước thì doanh nghiệp phải hạch toán thuế TNDN tăng hoặc giảm của năm trước nào chi phí thuế hiện hành của năm phát hiện ra sai sót.
Nếu thuế TNDN của năm trước phải nộp bổ sung được ghi tăng vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại, ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Mang tiền đi nộp thuế TNDN:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có các TK 111, 112
Nếu thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót của các năm trước trong năm hiện tại:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
5.Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quy định
-Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế theo kỳ x thuế suất thuế TNDN
-Trong trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển công nghệ thì thuế TNDN được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ – Trích quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN
Trong đó:
- Quỹ KH&CN được trích tối đa là 10% thu nhập tính thuế hàng năm.
- Mức thuế suất tương ứng là 20%, 22%… áp dụng đối với từng doanh nghiệp khác nhau.
>>Xem thêm:
- Tìm hiểu về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chi tiết về thông tin miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu
- Hướng dẫn cách hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Tài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com