Thuế thu nhập cá nhân bán hàng online

by Ngọc Ánh

Người bán hàng online cần nộp loại thuế nào? Đây là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm từ người kinh doanh. Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển khiến cho nhiều người lựa chọn hình thức bán hàng online để kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy, thuế thu nhập cá nhân bán hàng online cần đóng những loại thuế nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của Luật Đại Nam.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN.

Thuế thu nhập cá nhân bán hàng online

Thuế thu nhập cá nhân bán hàng online

Đối tượng áp dụng

Tùy vào từng trường hợp bán hàng online cụ thể mà có các phương pháp khai, nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá giá trị gia tăng khác nhau như phương pháp khoán, phương pháp khai nộp thuế thay cho cá nhân, phương pháp kê khai.

Trong đó, phương pháp khoán và phương pháp khai, nộp thuế thay cho cá nhân là hai phương pháp phổ biến hơn cả, cụ thể:

Hộ, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC, phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Trên thực tế, khi hộ, cá nhân bán hàng online (không gồm trường hợp bán hàng qua sàn giao dịch thương mại điện tử) chủ yếu nộp thuế theo phương pháp này.

Thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân

Cá nhân bán hàng online thực hiện nộp thuế theo phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức khai, nộp thuế thay cho cá nhân khá phổ biến, đó là trường hợp bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,…

Cụ thể, đây là một trong những trường hợp mà tổ chức khai nộp thuế thay được nêu rõ tại điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC như sau:

“Tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.”.

Theo đó, tổ chức thực hiện khai thuế, nộp thuế theo tháng hoặc quý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Lưu ý

Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống tại nhiều nơi, cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể ủy quyền cho các tổ chức chi trả khai thuế thay, nộp thuế thay đối với doanh thu phát sinh tại đơn vị được ủy quyền trong năm tính thuế.

Riêng đối với hộ khoán mà ngoài doanh thu khoán, hộ khoán còn nhận được các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền, khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác thì tổ chức chi trả thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay theo thực tế chi trả các khoản này trong năm tính thuế.

Tóm lại, hộ, cá nhân bán hàng online qua các sàn giao dịch thương mại điện tử không phải trực tiếp khai, nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế mà ủy quyền cho chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai, nộp thuế thay.

Mức doanh thu phải nộp thuế TNCN

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh (trong năm dương lịch) dưới 100 triệu đồng thì không cần phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Như vậy, nếu doanh thu tính trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên thì hộ, cá nhân bán hàng online có nghĩa vụ phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.

Các loại thuế khi bán hàng online phải nộp

Thuế TNCN

Thuế GTGT

Lệ phí môn bài

Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán hàng online

Thuế TNCN, Thuế GTGT

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân và số thuế giá trị gia tăng mà hộ, cá nhân bán hàng online phải nộp được xác định theo công thức sau:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

Trong đó

(1) Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

Theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Lưu ý

– Nếu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

– Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.

(2) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân 

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả:

+ Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại.

+ Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định.

– Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân).

Lưu ý

Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

 Lệ phí môn bài: là khoản phí được nộp định kỳ hàng năm. Đối với hoạt động kinh doanh, loại phí này được tính dựa trên doanh thu.

Mức nộp lệ phí môn bài như sau:

Loại hình tổ chức và vốn Tiền thuê phải nộp
Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm
Lưu ý:

– Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế, MST và mã số doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cả năm.

– Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh thành lập, được cấp đăng ký thuế, MST và mã số doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

– Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì bắt buộc phải nộp lệ phí môn bài cả năm.

– Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 139/2016/NĐ-CP, miễn lệ phí môn bài đối với hộ, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” thuế thu nhập cá nhân bán hàng online”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488