Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân

by Lê Nga

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Tại sao cần đóng thuế thu nhập cá nhân? Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây 

Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân

Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân

 

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (Tiếng Anh: Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập cần trích từ lương và các nguồn thu khác (nếu có) của mình để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào tất cả các đối tượng mà có mức lương quy định cần đóng riêng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội.

Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân

Trước khi tính thuế thu nhập cá nhân chúng ta cần xác định đối tượng cần đóng thuế thu nhập cá nhân. Đối tượng cần đóng thuế thu nhập cá nhân chia ra hai đối tượng chính là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.

Cá nhân cư trú

Cá nhân cư trú là gì?

Tham khảo Công văn 3604/TCT-TNCN ngày 04/09/2015 của Tổng Cục Thuế và Công văn số 3313/CT-TTHT ngày 22/1/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội, cá nhân cư trú bao gồm những đối tượng thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:

– Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, chia làm một trong hai trường hợp sau:

  • Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, và thời hạn của các hợp đồng thuê kéo dài từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
  • Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.

– Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú

Vậy tính thuế thu nhập cá nhân tính như thế nào? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có thể tính mức thuế thu nhập cá nhân chính xác.

A. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

* Diễn giải công thức:

– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

– Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Các khoản thu nhập được miễn thuế được xác định là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật. (Xem thêm tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

* Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản giảm trừ gia cảnh:

– Đối với người nộp thuế: Mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.

– Đối với người phụ thuộc: Mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/người/tháng.

– Ngoài ra, giảm trừ gia cảnh còn bao gồm các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

* Thuế suất:

Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với đối tượng ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:

Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Có thêm tham khảo thêm công thức tính thuế thu nhập cá nhân rút gọn, công thức tính thuế thu nhập cá nhân chuẩn tại bảng dưới đây:

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,24 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 8 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30% TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

* Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?

Cá nhân không có người phụ thuộc thì cần phải nộp thuế thu nhập khi cá nhân này có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (phần thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện).

Bạn có thể tham khảo bảng mức thu nhập phải nộp thuế trong bảng dưới đây:

STT Số người phụ thuộc Thu nhập từ tiền công, tiền lương/tháng Tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương/năm
1 Không có người phụ thuộc > 11 triệu đồng > 132 triệu đồng
2 Có 1 người phụ thuộc > 15,4 triệu đồng > 184,8 triệu đồng
3 Có 2 người phụ thuộc > 19,8 triệu đồng > 237,6 triệu đồng
4 Có 3 người phụ thuộc > 24,2 triệu đồng > 290,4 triệu đồng
5 Có 4 người phụ thuộc > 28,4 triệu đồng > 343,2 triệu đồng

Lưu ý: Phần thu nhập trong bảng là thu nhập đã trừ các khoản sau:

– Các đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, quỹ hưu trí tự nguyện.

– Thu nhập được miễn thuế.

– Các khoản không tính thuế thu nhập như: trợ cấp, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp gửi xe.

B. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Công thức thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Cá nhân không cư trú

Cá nhân không cư trú là gì?

Cá nhân không cư trú được xác định là người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú được quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

A. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không lưu trú

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất 20%

Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Một số thông tin cần lưu ý:

Thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập được xác định là thời điểm chịu thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công.

Thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm được xác định là thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy.

B. Công thức để xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời cả ở Việt Nam cả ở nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam

* Đối với cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam / Số ngày làm việc trong năm) * Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) +  Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Lưu ý: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ luật Lao động của Việt Nam

* Đối với cá cá nhân nước ngoài hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày có mặt ở Việt Nam / 365 ngày) * Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Lưu ý: Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam được xác định là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà NLĐ được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

* Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?

Cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh, vậy nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).

Như vậy, chúng ta hiểu rằng chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20% / thu nhập chịu thuế. Trường hợp đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được trừ khoản này.

Cách đơn giản nhất để tính thuế thu nhập cá nhân chính xác là sử dụng công cụ tính thuế thu nhập cá nhân của TopCV. Bạn chỉ cần nhập vào các thông số, công cụ sẽ tính toán và phân tích diễn giải từng loại chi phí để bạn hiểu rõ nhất mức thuế bạn cần đóng.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam

• Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng;

• Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;

• Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

• Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

• Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân”. 

Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 02462.544.167

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488