Thu nhập vãng lai còn được biết đến là khoản thu nhập không cố định, không thường xuyên của người lao động. Vậy thu nhập vãng lai là gì? Cách xác định thuế thu nhập vãng lai ra sao? Nội dung bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chi tiết nhất.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân,
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập vãng lai là gì?
Thu nhập vãng lai (current income) có thể hiểu đơn giản là toàn bộ những khoản thu nhập tiền công, tiền lương mà không thông qua hợp đồng lao động, không mang tính chất thường xuyên.
Theo quy định tại Điều 2, Thông tư 11/2013/TT-BTC, những khoản sau là thu nhập chịu thuế:
Tiền thù lao nhận được ở các hình thức: tiền hoa hồng bán hàng hóa, tiền môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao; các loại tiền dịch vụ quảng cáo, và các loại tiền dịch vụ, thù lao khác.
Cách tính thuế thu nhập vãng lai
Những tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động mà không thực hiện ký kết hợp đồng lao động hoặc có ký kết hợp đồng lao động với thời gian dưới 03 tháng, có tổng mức thanh toán trên 2.000.000 VNĐ/lần sẽ thực hiện khấu trừ mức thuế 10% trước khi thanh toán cho người lao động được quy định tại Khoản 2, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Những trường hợp cá nhân người lao động chỉ có duy nhất 01 nguồn thu nhập vãng lai thì sẽ không cần thực hiện khấu trừ mức thuế là 10% nếu thỏa mãn những điều kiện dưới đây theo quy định của pháp luật ban hành:
- Tổng mức thanh toán thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên.
- Người lao động có cư trú không ký kết hợp đồng lao động hoặc có ký kết dưới 03 tháng.
- Chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập thuộc nhóm đối tượng được khấu trừ thuế.
- Mức thu nhập chưa tới mức chịu thuế sau khi áp dụng khấu trừ gia cảnh.
- Bắt buộc phải đăng ký thuế và có mã số thuế trong lúc thực hiện viết cam kết.
Người lao động thỏa mãn được những điều kiện được quy định trên thì thực hiện làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN để không bị khấu trừ thuế tạm thời. Vào thời điểm kết thúc một kỳ thuế, doanh nghiệp, cá nhân cần thực hiện kê khai và nộp danh sách các cá nhân không khấu trừ thuế lên cơ quan quản lý thuế.
Mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu nên việc chấp hành theo quy định phụ thuộc nhiều vào tính tự giác của mỗi cá nhân. Với những cá nhân cố tình trốn thuế, không khai nộp thuế, nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo pháp luật (chủ yếu là xử phạt hành chính). Mức độ xử phạt tùy thuộc vào tính chất của hành vi. Cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 42, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quy định phạt vi phạm hành chính về chậm nộp tiền thuế như sau:
Tổ chức, hoặc cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn sẽ bị tính tiền chậm nộp phạt theo mức 0,05%/ngày trên số tiền phạt chậm nộp. Số tiền này sẽ được tính bắt đầu từ ngày kế tiếp ngày hết thời gian nộp tiền phạt, đến ngày liền kề trước ngày nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định của Nhà nước).
Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập vãng lai
Để có thể quyết toán số thuế thu nhập vãng lai trong một kỳ tính thuế vừa qua, cá nhân người lao động cần thực hiện chuẩn bị những loại thủ tục sau đây:
- Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu 02/QTT-TNCN thuộc Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Bảng kê khai đăng ký khấu trừ người phụ thuộc.
- Chứng từ xác minh khấu trừ thuế tại đơn vị đã đóng thuế cho bạn trong kỳ thuế vừa qua.
- Thư xác nhận nguồn thu nhập của hai nơi.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những loại thủ tục nêu trên, bạn cần nộp hồ sơ quyết toán thuế thông qua 2 cách:
- Nộp online qua địa chỉ canhan.gdt.gov.vn đồng thời nộp bản cứng hồ sơ khai thuế.
- Nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan quản lý thuế tại nơi bạn làm việc (nếu cơ quan quản lý thuế vẫn sử dụng hồ sơ khai thuế là bản cứng).
Cơ quan tiếp nhận xử lý hồ sơ quyết toán thuế
Nơi có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế được quy định tại Khoản 2, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC bao gồm:
+ Cục thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế đối với cá nhân có nguồn thu nhập trực tiếp.
+ Những trường hợp cá nhân người lao động có 2 nguồn thu nhập trở lên thì nơi nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
- Cá nhân tính giảm trừ gia cảnh tại tổ chức trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập đó.
- Nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi cư trú khi khi không ký kết hợp đồng lao động hoặc ký kết dưới 03 tháng.
- Nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi cư trú khi tại thời điểm quyết toán thuế, người nộp hồ sơ khai thuế không còn công tác tại tổ chức trả thu nhập trước đó.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” thuế thu nhập cá nhân vãng lai”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNCN nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc