Thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội

by Ngọc Ánh

Thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách nhà nước. Vậy tính thuế thu nhập cá nhân và bảo hiển xã hội như thế nào? Để giải đáp thắc mắc, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây: Thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.

Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.

Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

Bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một khoản thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm nguồn thu nhập do thai sản, bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất. Sự đảm bảo này dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà.

Mức đóng bảo hiểm xã hội

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT 2023 bao gồm

  • Mức đóng BHXH năm 2023 là 25,5% trong đó: NLĐ đóng 8%, đơn vị đóng 17,5%
  • Mức đóng BHYT năm 2023 là 4,5% trong đó: NLĐ đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%
  • Mức đóng BHTN năm 2023 là 2% trong đó: NLĐ đóng 1%, đơn vị đóng 1%

Như vậy, tổng số tiền phải đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% trong đó: Người lao động đóng 10,5%, đơn vị sử dụng lao động đóng 21,5%. Riêng đối với người lao động nước ngoài do không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội 2023 là 30% trong đó: NLĐ đóng 9,5%, đơn vị đóng 20,5%.

Hiện nay, mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đối với Công chức, viên chức do nhà nước quy định, còn đối với tổ chức, doanh nghiệp do đơn vị quyết định. Trong đó mức lương làm căn cứ đóng BHXH tối đa như sau:

Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 36.000.000đ

Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng

Lưu ý: Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ lao động thương binh và xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là (0.3%).

Mức đóng nêu trên không áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Mức đóng BHXH của công chức, viên chức

  • Tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức gồm: 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT.
  • Tỷ lệ đóng BHXH của viên chức gồm: 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.

Mức đóng BHXH tối thiểu bao nhiêu tiền?

Số tiền đóng BHXH = Tỷ lệ đóng BHXH X Mức lương đóng BHXH

Tỷ lệ đóng BHXH 2023 là 25,5% và mức lương tham gia đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Do đó mức đóng BHXH tối thiểu bằng số tiền đóng BHXH của NLĐ thuộc vùng IV = 25,5% X 3.250.000đ = 828.750đ (Trong đó: NLĐ đóng 260.000đ, đơn vị đóng 568.750đ)

Khi tính thuế TNCN thì khoản tiền đóng BHXH có được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân không?

Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
=> Như vậy, theo quy định trên thì các khoản đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y thế thuộc các khoản được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội

Thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội

Cách tính thuế TNCN

Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhâp chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế – Các khoản thu nhập không chịu thuế

Thuế suất sẽ theo biểu lũy tiến từng phần:

Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động

Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2015, Thuế TNCN phải nộp của đối tượng này được tính bằng 10% trên tổng thu nhập:

“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Cá nhân không cư trú

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

“1.Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

2.Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền côngcủa cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

Công thức tính thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN phải nộp = 20% * Thu nhập chịu thuế TNCN

Trong đó: Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNCN nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ là gì

Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân 2023

10% Thuế thu nhập cá nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488