Để cho công việc tính thuế thu nhập cá nhân trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, đa số mọi người đều lựa chọn cách tính thuế thu nhập cá nhân bằng excel. Vậy công thức tính thuế thu nhập cá nhân bằng excel là gì? Bảng tính thuế thu nhập cá nhân excel theo pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho bạn hàm if tính thuế thu nhập cá nhân nhanh chóng nhất.
Nội Dung Chính
Thế nào là thuế thu nhập cá nhân?
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Thuế này thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm
– Có diện đánh thuế rộng là tất cả các cá nhân có thu nhập chịu thuế.
– Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
– Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần.
Thế nào là hàm if
Hàm IF là một trong những hàm phổ biến nhất trong Excel, hàm này cho phép bạn thực hiện so sánh lô-gic giữa một giá trị với giá trị bạn mong muốn. Vì vậy, một câu lệnh IF có thể có hai kết quả. Kết quả đầu tiên là nếu so sánh của bạn là True, kết quả thứ hai là nếu so sánh của bạn là False.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo công thức sau:
– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
+ Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
– Thu nhập chịu thuế được tính như sau:
+ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Các bước tính thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế
Bước 2. Tính các khoản được miễn
Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)
Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ
Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)
Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).
Phương pháp tính thuế sau theo đúng đối tượng
Hiện nay có 03 cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công áp dụng cho 03 đối tượng khác nhau, cụ thể:
– Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên
– Khấu trừ 10%: Áp dụng đối với cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.
– Khấu trừ 20%: Áp dụng đối với cá nhân không cư trú, thường là người nước ngoài.
Như vậy, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Công thức Hàm IF trong Excel
Hàm IF được dùng để kiểm tra dữ liệu có thỏa điều kiện người dùng đặt ra hay không và trả về kết quả theo biểu thức logic đúng hoặc sai.
Hàm IF có cấu trúc như sau:
=IF(Logical_test;Value_if_true;Value_if_false)
Trong đó:
- Logical_test: Điều kiện.
- Value_if_true: Giá trị trả về nếu thỏa điều kiện
- Value_if_false: Giá trị trả về nếu không thỏa điều kiện.
Lưu ý: Nếu bỏ trống Value_if_true và Value_if_false, nếu điều kiện thỏa thì giá trị trả về sẽ là 0 và điều kiện không thỏa thì giá trị trả về sẽ là FALSE.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân thông qua bảng Excel
Hướng dẫn nhanh
Đối với Excel 2016 trở đi, ta sử dụng hàm IFS để tính Thuế thu nhập cá nhân:
=IFS(G4<0,0, G4<=5000000,G4*5%,
G4<=10000000,G4*10%-250000,
G4<=18000000,G4*15%-750000,
G4<=32000000, G4*20%-1650000,
G4<=52000000,G4*25%-3250000,
G4<=80000000,G4*30%-5850000,
G4>80000001,G4*35%-9850000)
Với G4 là “Thu nhập chịu thuế”.
Các bước thực hiện
Bước 1: Thực hiện tạo bảng biểu với các thông tin như sauTiến hành tạo bảng biểu như trong hình
Bước 2: Thực hiện nhập các hàm dưới đây
Lương đóng bảo hiểm là số tiền mà bạn đã ký hợp đồng với công ty hay tổ chức để đóng bảo hiểm (Ghi rõ trong hợp đồng lao động).
BH phải nộp là số tiền hàng bạn phải đóng cho bảo hiểm, được tính bằng bằng “Lương đóng bảo hiểm x 10,5%”
BH phải nộp
Giảm trừ phụ thuộc là tổng số tiền được giảm trừ từ số người phụ thuộc, bằng “Số người phụ thuộc x 4400000”
Giảm trừ phụ thuộc
Thu nhập chịu thuế là thu nhập còn lại sau khi đã trừ hết tất cả các khoản miễn thuế
Thu nhập chịu thuế
Thuế TNCN là khoản thuế thu nhập các nhân mà bạn phải đóng, được tính bằng hàm IFS được nêu ở trên.
Bước 3: Nhập thông tin và nhận kết quả
Nhập đầy đủ thông tin vào những ô còn thiếu, bạn sẽ nhận được thuế thu nhập cả nhân của bản thân.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hàm if tính thuế thu nhập cá nhân”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNCN nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
Thuế thu nhập cá nhân đóng như thế nào