Ví dụ về tính thuế thu nhập cá nhân

by Ngọc Ánh

Cách tính thuế thu nhập cá nhân là vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam về ví dụ tính thuế thu nhập cá nhân theo công thức mới nhất.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế TNCN năm 2007
  • Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012
  • Luật sửa đổi các Luật về Thuế năm 2014
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC
  • Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ nếu có. Hay nói cách khác, khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập là thuế thu nhập cá nhân. Sau khi đã được giảm trừ, khoản tiền này sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước thông qua cơ quan Thuế. Hiện tại, các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định sẽ không bị áp thuế TNCN.

Nếu người lao động có người phụ thuộc, họ sẽ được giảm trừ thuế theo quy định. Như vậy, mức thuế TNCN phải nộp càng lớn đối với những người có thu nhập cao.

Ví dụ về tính thuế thu nhập cá nhân

Ví dụ về tính thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân và ví dụ cụ thể 

Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được chia thành 02 đối tượng khác nhau, gồm:

– Cá nhân cư trú.

– Cá nhân không cư trú.

Trong đó, cá nhân cư trú lại được chia thành 02 trường hợp, đó là cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.

Với mỗi đối tượng, mỗi trường hợp trên đều có cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau.

 Đối với cá nhân cư trú

Cá nhân có thể được xem là cư trú khi thỏa mãn một trong hai trường hợp sau:

– Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, và đã ký kết hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

– Có nơi ở thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, để được coi là cư trú, cá nhân phải có mặt tại Việt Nam trong ít nhất 183 ngày trong năm dương lịch hoặc liên tục trong 12 tháng tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một ngày.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú được thực hiện như sau:

TRƯỜNG HỢP 1

Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động trên 03 tháng và có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân:

(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ

(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế

Các bước tính thuế thu nhập cá nhân:

Bước 1: Tính tổng thu nhập nhận được

Tổng thu nhập là tổng các khoản thu bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…)

Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế

Các khoản thu nhập được miễn thuế gồm:

+ Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật.

+ Thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc hãng tàu của nước ngoài.

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế

Áp dụng công thức số (3) để tính thu nhập chịu thuế

Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:

a, Giảm trừ gia cảnh:

Mức giảm trừ đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.

Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng. (phải đăng ký và được cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).

b, Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Tỷ lệ trích các khoản BH vào lương của người lao động như sau:

BHXH (8 %)

BHYT(1,5 %)

BHTN (1 %)

c, Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học như: Đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học… phải có tài liệu để chứng minh đóng góp chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở được thành lập hợp pháp.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế

Áp dụng công thức số (2) để tính thu nhập tính thuế

Bước 6: Xác định mức thuế suất

Thuế suất thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Các bạn lấy thu nhập tính thuế đã tính được ở bước trên đối chiếu với bảng bên trên để xác định mức thuế suất tương ứng.

Bước 7: Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Sau khi đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất sẽ có 2 phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân cần nộp như sau:

Phương pháp lũy tiến: Bằng cách áp dụng công thức tính số (1) tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại theo từng bậc thu nhập.

Phương pháp rút gọn: Sau khi tính thu nhập tính thuế ở bước 5 thì áp dụng bảng Biểu tính thuế rút gọn (theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC) dưới đây để ra mức thuế TNCN cần phải đóng.

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 tr 35% TNTT – 9,85 trđ

 Ví dụ 

Anh Hải ký hợp đồng lao động 3 năm ở Công ty Đại Nam, tháng 1 năm 2023 anh Hải nhận được các khoản thu nhập như sau:

Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công là 24,100,000 VNĐ. Trong đó:

  • Lương cơ bản (lương tham gia bảo hiểm) là 10.000.000 VNĐ,
  • Phụ cấp ăn trưa: 800.000,
  • Phụ cấp điện thoại theo quy chế công ty: 300.000,
  • Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại: 3.000.000,
  • Tiền thưởng: 10.000.000 VNĐ.
  • Anh Hải có nuôi 1 con nhỏ (đã đăng ký giảm trừ gia cảnh)

Yêu cầu: Tính thuế TNCN phải nộp trong tháng 1/2023 của anh Hải.

Hướng dẫn cách tính:

– Bước 1: Tổng thu nhập của a.Hải là 24,100,000 VNĐ

– Bước 2: Các khoản được miễn thuế của anh Hải

Tiền phụ cấp điện thoại: 300.000 VNĐ

Tiền phụ cấp ăn trưa: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH, phụ cấp ăn trưa chỉ được miễn tối đa là 730.000 VNĐ. Do đó, 800.000 – 730.000 = 70.000 VNĐ còn lại là phần thu nhập chịu thuế.

– Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế của anh Hải

Công thức (3): Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

= 24,100,000 – (300.000 + 730.000) = 23,070,000 VNĐ

– Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

Bản thân anh Hải: 11.000.000

Người phụ thuộc : 4.400.000 (đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho 1 người con)

Tiền đóng bảo hiểm: 10,5% (BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%) trên mức lương tham gia BH là: 10.000.000 = 1,050,000

– Bước 5. Tính thu nhập tính thuế của anh Hải

Công thức số (2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ

= 23,070,000 – (11.000.000+4.400.000+1,050,000) = 6,620,000 VNĐ

– Bước 6. Xác định mức thuế suất

Thu nhập tính thuế của anh Hải là 6,620,000 VNĐ, đối chiếu với bảng thuế lũy tiến thì thuộc Bậc 2

– Bước 7. Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Cách 1: Phương pháp lũy tiến

Công thức (1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

+ Bậc 1: 5,000,000 x 5% = 250,000 VNĐ

+ Bậc 2: (6,620,000 – 5,000,000) x 10% = 162,000 VNĐ

=> Số thuế anh Hải phải nộp = 250,000 + 162,000 =  412000 VNĐ

Cách 2: Phương pháp rút gọn

Các bạn nhìn vào Biểu tính thuế rút gọn ở trên. -> nhìn sang Tính số thuế phải nộp:

+ Cách 1: 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ = 250.000 + (10% x 1,620,000) = 412,000 VNĐ

+ Cách 2: 10% TNTT – 0,25 trđ = 10% x 6,620,000 –  250.000 = 412,000 VNĐ

=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của anh Hải trong tháng 1 năm 2023 là: 412,000 VNĐ.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” ví dụ về tính thuế thu nhập cá nhân “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNCN nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân khi trúng số

Thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức

Hàm if tính thuế thu nhập cá nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488