Câu hỏi: Kính thưa Luật sư! Hiện tại tôi đang sinh sống ở Huyện Thanh Trì, Hà Nội và muốn thành lập một công ty tại khu vực này nhưng không biết phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào và nộp cho Cơ quan nào, mong Luật Đại Nam giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Luật Đại Nam xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi ạ! Vì bạn không nói rõ công ty bạn muốn thành lập đăng ký kinh doanh ngành nghề nào, dưới hình thức gì nên Luật Đại Nam xin phép trả lời câu hỏi “Điều kiện thành lập công ty tại huyện Thanh Trì?”. Để tư vấn cụ thể chi tiết vui lòng liên hệ Hotline Luật Đại Nam 0975422489
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Các văn bản pháp luật có liên quan
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại huyện Thanh Trì
Đầu tiên chủ thể thành lập doanh nghiệp phải đủ điều kiện quy định pháp luật
– Đối với chủ thể là cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp:
- Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.
- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh.
- Không phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật hiện hành.
- Không phải các đối tượng phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.
– Đối với chủ thể là tổ chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp:
- Tổ chức phải có tư cách pháp nhân.
- Tổ chức không phải cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.
Xác định thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp
– Đối với công ty TNHH: thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện mục 01. Phải thực hiện góp vốn đầy đủ, đúng hạn loại tài sản góp vốn đã cam kết. Thành viên đến hạn mà không góp số vốn như đã cam kết sẽ không còn là thành viên công ty.
– Đối với công ty cổ phần: cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện mục 01.
+ Công ty CP mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập.
+ Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông.
+ Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp các hạn chế của cổ đông sáng lập được bãi bỏ và có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.
+ Cổ đông phổ thông bắt buộc phải có trong công ty CP và phải thanh toán đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua, có quyền và các nghĩa vụ được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014.
Về tên đăng ký của doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp
– Tên doanh nghiệp được đặt với mục đích gắn tại trụ sở chính doanh nghiệp, viết trên các loại giấy tờ giao dịch, ấn phẩm, hồ sơ tài liệu do bên doanh nghiệp phát hành.
– Tên doanh nghiệp bạn dự kiến đặt phải phù hợp với quy định pháp luật và không được trùng, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.
– Tên doanh nghiệp gồm thành tố loại hình doanh nghiệp và tên riêng được quy định chi tiết tại Luật doanh nghiệp hiện hành 2014.
VD: Công ty TNHH Luật Đại Nam
Về đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp khi thành lập
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Địa chỉ trụ sở chính sẽ là nơi liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
Về loại hình doanh nghiệp thành lập phù hợp
Đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế ở Việt Nam hiện nay có bốn loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành:
– Doanh nghiệp tư nhân:
- Chỉ do 01 cá nhân làm chủ,
- Cá nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp.
- Hình thức doanh nghiệp này ít chịu sự ràng buộc của pháp luật
- Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty kể cả khi phá sản.
– Công ty TNHH 01 thành viên:
- Do 01 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ.
- Chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
- Có từ 02 thành viên trở lên là tổ chức hoặc cá nhân nhưng không vượt quá 50 thành viên.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty
- Chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật.
– Công ty cổ phần:
- Có ít nhất 03 thành viên có thể là tổ chức, cá nhân.
- Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao.
- Việc thành lập quản lý công ty cổ phần phải tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật đặc biệt về tài chính và kế toán.
– Công ty hợp danh:
- Phải có ít nhất là 02 cá nhân và thành viên
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
- Mức độ rủi ro cao nhưng hình thức công ty này sẽ có uy tín với khách hàng hơn so với loại hình công ty khác.
- Hiện nay loại hình doanh nghiệp này chưa được phổ biến.
Lựa chọn về ngành nghề đầu tư kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề pháp luật Việt Nam hiện hành không cấm và được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư hiện hành.
Bạn cần phải tìm hiểu về các ngành nghề kinh doanh, kiểm tra xem ngành nghề mình đăng ký có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nó phải áp dụng các loại thuế suất nào.
Về vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông công ty đóng góp hoặc cam kết đóng góp trong một thời gian nhất định và được công nhận trong Điều lệ công ty. Vốn điều lệ phục vụ cho mục đích đầu tư kinh doanh của công ty và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, chịu trách nhiệm trước rủi ro trong hoạt động kinh doanh của thành viên, cổ đông góp vốn.
Xem thêm: Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty như thế nào?
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- Đơn xin đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định của nhà nước.
- Điều lệ công ty hợp lệ với quy định pháp luật hiện hành, dựa trên ý chí tự nguyện của các thành viên.
- Danh sách thành viên góp vốn yêu cầu gồm: giấy CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân được công chứng, chứng thực còn hiệu lực của các thành viên trong công ty theo đúng quy định của pháp luật.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, được công nhận theo pháp luật Việt Nam.
- Và các giấy tờ khác theo quy định hiện hành của pháp luật và yêu cầu của các cơ quan nhà nước theo từng trường hợp khác nhau.
Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói của Luật Đại Nam
Đến với công ty Luật Đại Nam khách hàng sẽ được:
- Tư vấn cách đặt tên, địa chỉ trụ sở công ty, ngành nghề đăng ký, loại hình công ty
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng tiến hành đăng ký kinh doanh, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Tư vấn đăng ký mẫu dấu và đăng bố cáo điện tử về mẫu dấu
- Mở tài khoản ngân hàng và thực hiện thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng
- Đăng ký chữ ký số để thực hiện việc đăng ký và nộp tờ khai thuế điện tử
- Treo biển công ty trong suốt quá trình hoạt động tại trụ sở chính
Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489– 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thành lập công ty kinh doanh hóa chất như thế nào ?
- Thành lập công ty ở Quảng Ninh như thế nào?
- Thành lập công ty sản xuất may mặc như thế nào?