Hiện nay, do nhu cầu nên các trường mầm non tư thục xuất hiện ngày càng nhiều, nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ cấu tổ chức, hoạt động phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Vậy Quy trình thành lập Trường mầm non như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 13/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015
- Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Cơ cấu tổ chức của trường mầm non tư thục
Cơ sở pháp lý: Điều 6 Thông tư 13/2015/TT- BGDĐT của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2015 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục
“Nhà trường, nhà trẻ tư thục có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm:
- Hội đồng quản trị (nếu có);
- Ban kiểm soát;
- Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;
- Tổ chuyên môn;
- Tổ văn phòng;
- Tổ chức đoàn thể;
- Các nhóm, lớp”
Hoạt động của trường mầm non tư thục
Về hoạt động
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quy định của pháp luật.
Trường mầm non tư thục có hệ thống hồ sơ, sổ sách, tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục được thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Hoạt động của trường mầm non tư thục phải được hoạt động theo điều lệ của trường mầm non cũng như phải tuân theo những quy định của pháp luật về hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
Bên cạnh đó, nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có những quyền hạn và nhiệm vụ được quy định theo điều lệ của nhà trường và quy định của pháp luật..
Trách nhiệm của nhà trường
Nhà trường phải tự chịu trách nhiệm:
- Về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục,
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên,
- Huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Hoạt động của trường mầm non tư thục phải được thực hiện đúng đắn, nghiêm túc, bởi những hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, tiếp thu của trẻ nhỏ. Việc thực hiện những hoạt động giáo dục về chương trình học, các hoạt động vui chơi, giải trí của trường mầm non tư thục cũng là cơ sở để đánh giá về chất lượng giáo dục đào tạo của trường mầm non tư thục đó.
Xem thêm: Giấy đề nghị thành lập công ty
Điều kiện thành lập trường mầm non ?
Điều 3. Nghị định 46/2017/NĐ-CP Về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quy định
“Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục
- Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.”
Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục quy định tại điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP Về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
a)Vị trí địa lý
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường; bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
b) Diện tích khu đất xây dựng gồm:
- Diện tích xây dựng;
- diện tích sân chơi;
- diện tích cây xanh, đường đi.
- Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du; 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.
- Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp. Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
c) khuôn viên trường
Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
d) Cơ cấu khối công trình gồm:
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
- Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
- Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
- Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;”
Thủ tục thành lập Trường mầm non
Quy định tại Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP Về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quy định:
“Thủ tục thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.
Thẩm quyền:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.
Hồ sơ gồm:
1. Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản
Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
2. Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ:
Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải được xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn
Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn
3.Văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất
Có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 05 năm;
4. Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng
Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện theo quy định;
Bước 3: Ra quyết định thành lập
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập bị hủy bỏ.”
Tại Sao Nên chọn dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Luật Đại Nam?
Khi có nhu cầu về thành lập công ty thì Luật Đại Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp với sự hỗ trợ từ những luật sư, chuyên viên thuế, kế toán có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm chuyên sâu cùng kinh nghiệm lâu năm đã và đang hỗ trợ và đăng ký mở công ty, cho hàng ngàn doanh nhân trong những năm qua.
Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ thông tin cung cấp địa chỉ công ty, tên công ty, xác định các ngành nghề dự định kinh doanh, số vốn, CMND, căn cước công dân, passport còn lại tất cả các thủ tục Luật Đại Nam sẽ hoàn thành giúp bạn.
Với dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Luật Đại Nam cam kết tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian thực hiện cũng như có sự hỗ trợ xuyên suốt thời gian hoạt động sau này.
Công ty Luật Đại Nam luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục . Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Đại Nam để được tư vấn cụ thể.Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489– 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Quy trình thành lập công ty giáo dục như thế nào?
- Thủ tục thành lập công ty mua bán gas mới nhất
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Phú Thọ như thế nào?