Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ là chỉ số đánh giá hiệu suất tài chính mà còn là yếu tố đánh giá sức khỏe của một doanh nghiệp. Để tối đa hóa lợi nhuận này, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về các chiến lược và bí quyết hiệu quả. Trong bài viết này, cùng Luật Đại Nam làm rõ vấn đề này nhé.
Nội Dung Chính
Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN). Tuy nhiên, dựa theo các quy định như luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành thì chúng ta có thể hiểu huế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư… Thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân hoặc các pháp nhân, nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đều là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà thuế thu nhập điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Lợi nhuận sau thuế chính là khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế có được khi lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí và thuế phải nộp nhà nước. Lợi nhuận sau thuế còn được gọi với tên khác là lợi nhuận ròng (lãi ròng).
Mỗi 1 năm, doanh nghiệp đều phải tiến hành quyết toán thuế để thống kê và chốt lại số thuế mà doanh nghiệp phải nộp nhà nước. Khi đã có số tiền thuế phải nộp, tổng doanh thu, tổng chi phí ta có thể dễ dàng tính được lợi nhuận sau thuế.
Và cũng vào cuối mỗi năm là thời điểm các cổ đông được chia cổ tức doanh nghiệp sẽ họp bàn và đưa ra phương hướng cho năm tới, quyết định số tiền để tái đầu tư sản xuất kinh doanh…
Lợi nhuận sau thuế ngoài việc dùng để tái đầu tư, doanh nghiệp còn thường để lập các quỹ dự phòng hoặc trích khen thưởng, chia cổ tức, lập quỹ phúc lợi…Còn nếu doanh nghiệp nào không chia cổ tức, không trích để tiến hành hoạt động gì mà vẫn giữ nguyên số tiền lợi nhuận thì đây được xem là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và số tiền này sẽ được cộng dồn sang kỳ tiếp theo.
Mục đích xác định lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc xác định lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế là thước đo xác định doanh nghiệp đang kinh doanh có lời hay bị lỗ hay hòa vốn. Các nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ dựa vào con số tài chính này để tìm ra phương án cải thiện kết quả kinh doanh hoặc phát huy các chính sách kinh doanh mang lại hiệu quả tốt.
Các cổ đông có thể phân tích lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
Nếu lợi nhuận ròng tăng liên tục thì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt. Ngoài ra, khi so sánh lợi nhuận ròng với con số trung bình trên thị trường, doanh nghiệp có thể nghiên cứu và đưa ra chiến lược kinh doanh trong tương lai.
Lợi nhuận ròng là cơ sở quan trọng xác định việc gọi vốn đầu tư của doanh nghiệp có thành công hay không. Các nhà đầu tư cũng sẽ dựa vào con số này để cân nhắc trước khi rót vốn đầu tư.
Đối với doanh nghiệp lớn, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là con số rất quan trọng vì nó chính là nguồn thu nhập của các cổ đông.
Công thức tính lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế được tính bằng công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN.
Lưu ý: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí và thuế thu nhập, nếu giảm mức chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp xuống thấp nhất đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế sẽ giảm xuống.
Tính lợi nhuận ròng để biết lợi nhuận chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số doanh thu của doanh nghiệp, thông qua đó đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không? Hiệu quả ở mức độ nào? Và sau đây là cách tính lợi nhuận ròng:
Lợi nhuận ròng = tổng doanh thu – (30% chi phí + 10%VAT) – 20% thuế doanh nghiệp
Lưu ý:
Lợi nhuận ròng chịu tác động không nhỏ từ chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, để tăng lợi nhuận ròng thì cần phải tiết kiệm khoản chi phí này. Mức chi phí hoạt động của doanh nghiệp hiện nay thường dao động ở mức 5%.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chính là phần lợi nhuận sau thuế nhưng chưa sử dụng đến phần lợi nhuận này, được giữ nguyên và treo trên TK 4211 (Tài khoản lợi nhuận chưa phân phối) trong bảng cân đối kế toán.
Trên đây là một số điều cần biết về Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, để được hỗ trợ đầy đủ và nhiệt tình nhất hãy liên hệ Hotline Luật Đại Nam.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: