Thuế thu nhập doanh nghiệp từ thiện

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ thiện

by Vũ Tuấn Anh

Trong nền kinh tế ngày nay, việc kinh doanh không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn đòi hỏi sự đóng góp đối với cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao, việc hiểu rõ về thuế thu nhập doanh nghiệp từ thiện (TNDN từ thiện) là rất quan trọng. Trong bài viết này, Luật Đại Nam sẽ đi sâu vào khám phá về TNDN từ thiện và các ưu đãi đáng chú ý mà doanh nghiệp có thể tận dụng.

thuế thu nhập doanh nghiệp từ thiện

thuế thu nhập doanh nghiệp từ thiện

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường…

Thuế TNDN là công cụ để điều chỉnh sự phân bổ hiệu quả của các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số ngành hàng hoặc một số loại hàng hoá. Đây cũng là công cụ để điều chỉnh, phân phối lại thu nhập xã hội, giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo bằng cách áp dụng các loại thuế có tính chất tiến (thu nhập cao đóng góp tỷ lệ cao hơn) hoặc các loại miễn giảm thuế cho các đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn.

Tổ chức từ thiện là gì?

Tổ chức từ thiện là một khái niệm mà ai cũng đã nghe đến ít nhất một lần. Vậy tổ chức từ thiện là gì? Hoạt động ra làm sao? Tại sao lại có tổ chức này? Làm thế nào để tham gia vào tổ chức?

Tìm hiểu về tổ chức từ thiện

Để hiểu hơn về cụm từ tổ chức từ thiện trước hết cần hiểu đúng về khái niệm tổ chức từ thiện.

Tổ chức từ thiện là gì?

Tổ chức từ thiện là một loại tổ chức phi lợi nhuận (NPO) được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động từ thiện. Những hoạt động này diễn ra trên nhiều lĩnh vực: an sinh xã hội, giáo dục, y tế,…trên tinh thần từ thiện, thiện nguyện.

Làm thế nào để tham gia tổ chức từ thiện?

Các tổ chức gây quỹ từ thiện đều hoạt động dựa trên tinh thần tự nguyện nhưng cũng cần minh bạch, rõ ràng. Cho nên để tham gia vào một tổ chức từ thiện cần: – Tìm hiểu về tổ chức từ thiện muốn tham gia bao gồm sứ mệnh, ý nghĩa, các hoạt động đã thực hiện và chuẩn bị thực hiện tổ chức.
– Cần có thông tin chính xác về trụ sở của tổ chức từ thiện, những nơi sẽ diễn ra hoạt động từ thiện, ai sẽ là đối tượng được tổ chức từ thiện giúp đỡ.
Sau đó nếu bạn cảm thấy đây là một tổ chức phù hợp với những gì bạn muốn cho đi, muốn đóng góp cho xã hội thì bạn có thể xin tham gia vào tổ chức gây quỹ từ thiện.

Những khoản chi nào của công ty được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về những khoản chi được giảm trừ thuế khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Ngoài các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Giấy tờ chứng minh

+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

+ Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

+ Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

+ Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định trên.

Công ty đi từ thiện, ủng hộ địa phương thì chi phí đó có được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định như sau:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:…

2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26, Khoản 2 Điều này).Theo đó, những khoản chi cho việc tài trợ, ủng hộ, từ thiện của doanh nghiệp sẽ không được giảm trừ thuế khi xác định thu nhập chịu thuế.

Cụ thể theo quy định tại Công văn 60510/CTHN-TTHT năm 2022 của Cục thuế Hà Nội gửi cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Bách Việt hướng dẫn chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với khoản tài trợ UBND như sau:

Những khoản chi từ thiện, tài trợ nào sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về những khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

– Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật

– Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

– Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Kết luận

Trên đây là một số điều cần biết về văn bản mới nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp, để được hỗ trợ đầy đủ và nhiệt tình nhất hãy liên hệ Hotline Luật Đại Nam.   

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488                                                               

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488                                                                           

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

  1. Các dịch vụ kế toán thuế phổ biến cho các doanh nghiệp
  2. Kế toán thuế trọn gói cho công ty xây dựng
  3. Dịch vụ kế toán thuế doanh nghiệp trọn gói
  4. Các thủ tục thuế cho công ty mới thành lập

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488