Mức phạt chậm nộp hồ sơ kê khai và chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

by Thị Thảo Đào

Mức phạt chậm nộp hồ sơ kê khai và chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Mức phạt chậm nộp hồ sơ kê khai và chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức phạt chậm nộp hồ sơ kê khai và chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quản lý thuế 2019
  • Các văn bản pháp luật liên quan

Thuế là gì?

Thuế là một khoản tiền bắt buộc phải đóng cho Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền bởi các cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng cho việc cung cấp các dịch vụ công, các hoạt động vì lợi ích chung của xã hội. Đây là khoản tiền không bồi hoàn trực tiếp mà sử dụng vào các dịch vụ như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng giao thông, quốc phòng,…

Quy định về thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp:

  • Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
  • Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
  • Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Quy định về thời hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh:

  • Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và theo quyết toán thuế năm.
  • Căn cứ kết quả sản xuất- kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế TNDN tạm nộp hàng quý;
  • Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế TNDN của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất- kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.

Mức phạt chậm nộp hồ sơ thuế Thu nhập doanh nghiệp so với thời hạn quy định

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC về việc Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, cụ thể như sau:

  • Phạt cảnh cáo: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 700.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng.
  • Phạt tiền 1.400.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.
  • Phạt tiền 2.100.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng.
  • Phạt tiền 2.800.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng.
  • Phạt tiền 3.500.000 đồng:
  • Đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày;
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  • Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, đã tự giác nộp đầy đủ số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế;
  • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng.

Mức phạt chậm nộp tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh

  • Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
  • Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
  • Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.
  • Doanh nghiệp xác định số tiền chậm nộp tiền thuế dựa vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo công thức:
Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x Mức tiền chậm nộp x Số ngày chậm nộp

 

  • Đối với khoản tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh nợ từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp
  • Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:
  • Trước ngày 01/01/2015:

Nếu số ngày chậm nộp dưới 90 ngày:

Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.05% x Số ngày chậm nộp

Nếu số ngày chậm nộp trên 90 ngày:

Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.07% x Tổng số ngày chậm nộp – 90 ngày
  • Từ ngày 01/01/2015:

Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.05% x Số ngày chậm nộp
  • Từ ngày 01/07/2016:

Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp

Vai trò của thuế

Thuế là một khoản đóng có vai trò quan trọng và cần thiết trong các hoạt động đời sống, vai trò của thuế phải kể đến như:

  • Thuế giúp tăng thu nhập vào ngân sách Nhà nước, góp phần lớn trong việc giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội theo chính sách. Bên cạnh đó, thuế cũng là nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công cộng, phục vụ cho đời sống
  • Khuyến khích các hoạt động kinh tế nhất định. Chẳng hạn, chính phủ có thể áp dụng thuế ưu đãi để thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực mới, hoặc thuế bảo vệ để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không cân bằng
  • Thuế hỗ trợ việc cân bằng giữa khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội. Bởi người nộp nhiều thuế hơn hầu hết đều là những chủ thể có mức thu nhập cao hơn
  • Thuế có thể được sử dụng để điều tiết hoạt động kinh tế. Bởi vì chính phủ có thể áp đặt thuế cao hơn đối với các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng sản phẩm sạch, lành mạnh hơn.
  • Giúp tăng trưởng kinh tế, xã hội, thúc đẩy nguồn nhân lực cũng như hiệu suất làm việc
  • Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong các khoản và thu nhập của mỗi cá nhân, tổ chức, đóng góp vào quá trình phân phối lại các tài nguyên và cơ hội trong xã hội
  • Thuế cũng có thể được sử dụng để kiểm soát lạm phát.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Mức phạt chậm nộp hồ sơ kê khai và chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488