Hiện nay các vi phạm về thuế xảy ra rất phổ biến: Trốn thuế, không khai đủ thuế… Với những cá nhân, doanh nghiệp có nguồn thu càng lớn thì số tiền thuế càng lớn, kéo theo đó mức phạt về thuế cũng nặng hơn. Các lỗi này có thể là hành vi cố ý, nhưng cũng có thể là lỗi vô ý mắc phải hoặc do sơ xuất trong nghiệp vụ. Vậy Tình tiết giảm nhẹ trong vi phạm hành chính về thuế được pháp luật quy định như thế nào? Luật Đại Nam sẽ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Tình tiết giảm nhẹ trong vi phạm hành chính về thuế
Điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt hành chính gồm:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Xử phạt vi phạm hành chính về thuế mới nhất
Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về thuế cũng đã có một vài thay đổi, bổ sung về xử phạt vi phạm thuế. Theo đó, các mức phạt về thuế cũng được nâng cao. Cụ thể
Nhóm hành vi vi phạm thủ tục thuế
Nhóm hành vi vi phạm thủ tục thuế có mức phạt tối thiểu là 500 nghìn đồng và mức tối đa là 25 triệu đồng, mức phạt tiền sẽ tăng mạnh đối nhóm hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế. Trong đó, trường hợp vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thời hạn thông báo ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước hạn với mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế mức phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 7 triệu đồng.
Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phai nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn sẽ bị xử phạt từ 500 nghìn đồng đến 8 triệu đồng.
Nhóm hành vi vu phạm về thời gian nộp hồ sơ khai thuế
Về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, mức phạt tiền tối thiểu là 2 triệu đồng, mức tối đa là 25 triệu đồng. Trong đó, hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 1 đến 30 ngày sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Đối với hành vi chậm nộp từ trên 30 ngày mức xử phạt nặng hơn từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá 90 ngày thuộc hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra hoặc trước khi lập biên bản thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng bị xử phạt với mức tiền phạt từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng để tương ứng với mức độ, tính chất của hành vi này.
Các hành vi vi phạm về nghĩa vụ thuế
Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng; hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đến 10 triệu đồng; phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt 1 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế có từ 1 tình tiết giảm nhẹ trở lên; phạt 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng. Đối với các trường hợp trốn thuế có tình tiết tăng nặng sẽ bị phạt từ 2 đến 3 lần…
Sử dụng tình tiết giảm nhẹ trong xác định mức phạt
Theo điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi năm 2020:
– Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Tình tiết giảm nhẹ trong vi phạm hành chính về thuế “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
• Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng;
• Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
• Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
• Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Ưu đãi về thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 32/2013
Kê khai thuế thu nhập cá nhân quý 2023