Kiểm tra thuế hộ kinh doanh năm 2023 như thế nào? Hãy cùng công ty luật Đại Nam tìm hiểu cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh và các vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh qua bài viết dưới đây:
Nội Dung Chính
Hộ kinh doanh là gì?
Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.
Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh được quy định tại các văn bản pháp luật sau:
– Bộ Luật Dân sự 2015
– Luật Doanh nghiệp 2020
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Luật Phá sản 2014
Đặc điểm của hộ kinh doanh
Đối tượng thành lập hộ kinh doanh
Theo quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp, có 3 đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh đó là:
– Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Một nhóm cá nhân có đủ điều kiện vừa nêu;
– Hộ gia đình.
Vậy, đối tượng thành lập của hộ kinh doanh là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy của Bộ Luật Dân sự 2015 ngoại trừ các trường hợp được đề cập tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, cần lưu ý cá nhân, thành viên hộ gia đình đáp ứng điều kiện thành lập hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Tuy nhiên, không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Nghĩa vụ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh nào có hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có quy mô ổn định cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 89 ngoại trừ các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối hoặc những người bán hàng rong, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp,… thì không cần đăng ký hộ kinh doanh dựa theo Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Các chủ hộ kinh doanh phải thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế, nghĩa vụ tài chính và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo đáp ứng đầy đủ những điều kiện khác được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 80 và Khoản 1, 4, 5 Điều 81 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Mã số thuế hộ kinh doanh có quan trọng không?
Mã số thuế hộ kinh doanh thường được chủ hộ không quá quan trọng. Tuy nhiên, mã số thuế này lại nằm trong quy định của nhà nước nhằm mục đích quản lý thành phần kinh tế thông qua thuế.
Hộ kinh doanh sau khi đăng ký hoạt động sẽ có thêm nhiều nghĩa vụ, trong đó có nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ đảm nhiệm chức vụ quản lý hộ kinh doanh thông qua mã số thuế.
Dựa trên quy định nằm tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau: Hộ kinh doanh phải có nghĩa vụ nộp thuế và đăng ký thuế cùng kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế lần thứ nhất. Sau khi hộ kinh doanh nhận được giấy chứng nhận thì tiếp tục đăng ký thuế với cơ quan trực thuộc quận, huyện,… trong vòng 10 ngày.
Từ việc có mã số thuế hộ kinh doanh, cơ quan nhà nước sẽ thuận tiện trong việc quản lý, tra cứu hộ kinh doanh. Đồng thời, kiểm soát được các thành phần kinh tế trong toàn xã hội bằng hình thức thuế. Bên cạnh đó, những hộ kinh doanh đã chính thức đăng ký từ trước 01/6/2010 cũng đăng ký và xin giấy chứng nhận mới.
Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh
Bước 1: Truy cập website của Tổng cục thuế Việt Nam với đường link
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
Bước 2: Điền thông tin tra cứu
Tại bước này, chọn tra cứu thông tin về người nộp thuế và nhập một trong các thông tin sau:
+ Mã số thuế hộ kinh doanh cá thể
+ Tên tổ chức cá nhân nộp thuế.
+ Số chứng minh thư/Thẻ căn cước người đại diện.
Sau khi nhập thông tin để tra cứu xong, điền mã xác nhận và nhấn Tra cứu để xem thông tin
Bước 3: Nhập mã xác nhận
Doanh nghiệp cần nhập mã xác nhận có sẵn trên hệ thống để bắt đầu tiến hành tra cứu thông tin
Bước 4: Kiểm tra kết quả tìm kiếm
Sau khi ấn nút “Tra cứu”, kết quả tra cứu được hiển thị bao gồm các thông tin:
+ Mã số thuế
+ Tên người nộp thuế.
+ Cơ quan thuế.
+ Số CMT/Thẻ căn cước.
+ Ngày thay đổi thông tin gần nhất.
+ Ghi chú tình trạng hoạt động hiện tại
Để thực hiện nhanh và chính xác, doanh nghiệp không cần điền hết các thông tin tra cứu ở bước 2 mà chỉ cần điền 4 trong 5 thông tin mà hệ thống yêu cầu.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” kiểm tra thuế hộ kinh doanh “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
Hộ kinh doanh khai thuế như thế nào