Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được quy định chi tiết tại các văn bản quy phạm pháp luật riêng. Do đó người có nghĩa vụ nộp thuế cần tìm hiểu kĩ để tránh những vi phạm không đáng có. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý thuế 2019
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Nghị định 102/2021/NĐ-CP
Xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là gì?
Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về thuế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ nhất, vi phạm hành chính về thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật thuế do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Thứ hai, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế thường là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế quy định trong các luật thuế.
Xử phạt vi phạm hành chính về thuế là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
>>>Xem thêm: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế năm 2023
Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Mặt khách quan: Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính về thuế là hành vi trái pháp luật thuế. Đó là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước về thuế và đã bị pháp luật về thuế ngăn cấm. Việc bị ngăn cấm được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính về thuế, theo đó, pháp luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính
Đối với một số loại vi phạm hành chính về thuế, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với các yếu tố khác như: thời gian, hẩu quả, mối quan hệ nhân quả
Mặt chủ quan: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Chủ thể: Chủ thể của vi phạm hành chính về thuế là người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế; Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm hành chính về thuế; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Khách thể: trật tự quản lý hành chính nhà nước về thuế và được pháp luật về thuế quy định và bảo vệ.
Các Biện pháp cưỡng chế áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn bao gồm:
Hình thức xử phạt chính gồm: Phạt cảnh cáo và Phạt tiền. Trong đó:
Phạt cảnh cáo
Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định phải áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo cụ thể đối với từng hành vi vi phạm tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Phạt tiền
Đối với các hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức phạt tiền thì:
Mức phạt tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Biện pháp khắc phục hậu quả: Nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước, nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước. Việc áp dụng biện pháp này nhằm khắc phục triệt để thiệt hại và bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước, cũng như bảo đảm quyền lợi về vật chất cho đối tượng bị thiệt hại do hành vi vi phạm thuế gây ra.
>>>Xem thêm: Các hành vi vi phạm thủ tục về thuế mới nhất
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế được trao cho nhiều chủ thể:
- Cơ quan quản lý thuế,
- Cục trưởng Cục điều tra chống Buôn lậu,
- Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan,
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có một trong các quyết định gồm:
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự,
- Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án,
- Quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Thời hiệu xử phạt vi phạm áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
- Tư vấn kế toán thuế
- Dịch vụ báo cáo thuế
- Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Dịch vụ làm sổ sách kế toán
- Quyết toán thuế cho doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật về thuế cho công ty có vốn nước ngoài
Mọi vướng mắc liên quan vui lòng Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Sử dụng không hợp pháp hóa đơn
- Mã chương thuế thu nhập cá nhân
- Doanh thu khi tính thuế môn bài
- Mã chương nộp phạt vi phạm hành chính thuế theo quy định mới