Trong bối cảnh tăng cường kiểm soát và trừng phạt vi phạm thuế, việc hiểu rõ về thời hiệu xử phạt và cách tránh vi phạm là quan trọng đối với doanh nghiệp. Bài viết đã cung cấp cái nhìn sâu hơn vào vấn đề này, giúp độc giả nhận thức được sự nghiêm trọng và tác động của việc không tuân thủ các quy định thuế.
Nội Dung Chính
Vi phạm hành chính về thuế là gì?
Vi phạm hành chính về thuế: là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ những chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính\
Đối tượng bị xử phạt vi phạm thuế
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
1. Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Riêng đối với người nộp thuế là tổ chức, các loại hình tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn.
– Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập.
– Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
– Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
– Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
– Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 01 năm. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt và thời hạn truy thu thuế
Về thời hạn được coi là chưa bị xử phạt:
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.
Ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo là ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao, gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Về thời hạn truy thu thuế:
Khi quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Thời hạn truy thu thuế nêu trên chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Kết luận
Việc thu thuế là nguồn lực chính của một quốc gia để duy trì các dịch vụ công cộng và phát triển cơ sở hạ tầng. Khi có người vi phạm thuế, nguồn thu nhập này bị giảm sút, dẫn đến việc giảm ngân sách chung của chính phủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục và an ninh.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc