Trong quá trình kê khai thuế, việc kê khai sai, thiếu và nhầm lẫn vẫn hay thường xảy ra. Chính vì thế, luật quản lý thuế cho phép kê khai bổ sung tờ khai thuế tại bất cứ thời điểm nào doanh nghiệp phát hiện sai sót trong quá trình kê khai thuế. Bài viết này của Luật Đại Nam sẽ hướng dẫn bạn cách kê khai bổ sung thuế GTGT.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quản Lý thuế
- Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định 126/2020/NĐ-CP
Nguyên tắc kê khai bổ sung thuế GTGT
Căn cứ điểm 5.1, khoản 5 Công văn số 5189/TCT-CSM hướng dẫn các điểm mới tại Nghị định thì:
“Điểm mới 3: Sửa đổi quy định người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế nếu phát hiện hồ sơ khai thuế lần đầu đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót nhưng chưa hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót (Khoản 4 Điều 7).”
Như vậy, khi thực hiện việc khai thuế GTGT từ lần thứ 2 trở đi, người nộp thuế sẽ thực hiện khai bổ sung thuế GTGT. Không phân biệt thời gian nộp tờ khai.
+Nguyên tắc kê khai bổ sung: SAI ĐÂU SỬA ĐÓ
- Sai ở kỳ tính thuế nào thì quay lại đúng kỳ tính thuế đó để khai bổ sung;
- Sai ở chỉ tiêu nào tìm đến đúng chỉ tiêu đó, và sửa lại chỉ tiêu đó về số liệu đúng.
Lưu ý: Theo Khoản 8 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BCT ngày 01/01/2014:
-
- Đối với hóa đơn đầu vào kê khai sót: không giới hạn thời gian kê khai, nếu phát hiện thiếu sót trong quá trình kê khai thì vẫn được kê khai bổ sung vào thời điểm nào cũng được, trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra.
- Đối với hóa đơn đầu ra kê khai sót: phát hiện thiếu sót ở kỳ nào thì phải kê khai bổ sung, điều chỉnh tại kỳ tính thuế đó và phải chịu tiền chậm nộp trên số thuế khai thiếu.
- Tờ khai thuế GTGT tháng (quý) sau luôn phải lấy theo số dư cuối kỳ (chỉ tiêu 43) của tờ khai chính thức tháng (quý trước) và thực hiện điều chỉnh (nếu có).
Thời hạn kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT
Căn cứ điều 47 Luật Quản Lý Thuế số 38/2019/QH14, thời hạn kê khai bổ sung thuế GTGT sẽ có 3 quy định chi tiết như sau:
– Thời hạn kê khai bổ sung thuế GTGT là 10 năm (kể từ thời điểm hết hạn nộp hồ sơ kê khai thuế). Nhưng phải trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định thanh, kiểm tra doanh nghiệp.
– Khi cơ quan thuế đã ban hành quyết định thanh, kiểm tra, doanh nghiệp vẫn được kê khai bổ sung thuế GTGT. Nhưng sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 142 và 143 của Luật Quản lý thuế.
– Sau khi cơ quan thuế tiến hành thanh, kiểm tra và ban hành quyết định xử lý về thuế sau thanh, kiểm tra. Doanh nghiệp vẫn được điều chỉnh tờ khai thuế GTGT nhưng sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu việc khai bổ sung thuế GTGT làm tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế được hoàn,…thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo điều 142 và 143 của Luật Quản lý thuế
- Nếu việc điều chỉnh tờ khai thuế GTGT làm giảm số tiền thuế phải nộp, tăng số thuế VAT được khấu trừ, tăng số thuế GTGT được hoàn thì thực hiện theo quy định giải quyết khiếu nại về thuế.
Cách kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC mới nhất
Trường hợp 1: Kê khai bổ sung thuế GTGT không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế
Việc kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế như: số thuế VAT còn được khấu trừ hoặc số thuế phải nộp hoặc số thuế đề nghị hoàn => người nộp thuế không cần lập tờ khai bổ sung thuế GTGT, chỉ cần lập và nộp bảng giải trình kê khai bổ sung (Mẫu số 01-1/KHBS)
Trường hợp 2: Khai bổ sung thuế GTGT làm giảm số thuế phải nộp
Đối với trường hợp khai bổ sung tờ khai thuế GTGT chỉ làm giảm số thuế phải nộp tại kỳ kê khai sai, nếu đã nộp theo số sai thì xem như nộp thừa, và được bù trừ với số phát sinh của kỳ hiện tại.
Trường hợp 3: Kê khai bổ sung thuế GTGT chỉ làm tăng số thuế còn được khấu trừ
Đối với trường hợp kê khai bổ sung thuế GTGT chỉ làm tăng số thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng đó vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế hiện tại.
Trường hợp 4: Khai bổ sung thuế GTGT làm giảm số thuế còn được khấu trừ
Khi thực hiện việc điều chỉnh tờ khai thuế GTGT (kê khai bổ sung) làm giảm số thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai. Nếu đơn vị chưa đề nghị hoàn thuế số chênh lệch này thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm này vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại. Nếu đơn vị đã được hoàn thuế thì đơn vị phải nộp lại số hoàn sai đó cùng và tiền chậm nộp theo quy định.
Trường hợp 5: Kê khai bổ sung làm giảm số thuế còn được khấu trừ và tăng số thuế phải nộp
Việc kê khai bổ sung làm giảm số thuế còn được khấu trừ và tăng số thuế phải nộp xảy ra khi bạn kê khai trùng hóa đơn đầu vào hoặc khai sót hóa đơn đầu ra. Khi xảy ra trường hợp này, doanh nghiệp cần Nộp số chênh lệch tăng thêm và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định, đồng thời kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm đó vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại.
Trường hợp 6: Kê khai bổ sung thuế GTGT làm tăng số thuế phải nộp
Đối với việc kê khai bổ sung làm tăng số thuế GTGT phải nộp tại kỳ kê khai sai, doanh nghiệp tiến hành nộp số tiền chênh lệch tăng và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Trường hợp kê khai bổ sung hóa đơn do kê khai sót
Đối với trường hợp này, căn cứu theo Công văn số 3059/TCT-KK do Tổng cục thuế ban hành, việc kê khai bổ sung hóa đơn GTGT mua vào do kê khai sót ở kỳ kê khai thuế hiện tại vẫn được chấp thuận. Chính vì thế, các bạn kế toán có thể thực hiện tiến hành kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT ở kỳ gốc (kỳ phát sinh hóa đơn sót) hay kê khai vào tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại (kỳ phát hiện kê khai sót hóa đơn) đều được.
Trên đây là toàn bộ nội dung Luật Đại Nam cung cấp đến bạn đọc về cách kê khai bổ sung thuế GTGT
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm
Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế gtgt theo tt80