Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

by Ngọc Ánh

Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng như thế nào? Các trường hợp yêu cầu phải có bảo lãnh? Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu. Thời gian nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng? Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến các bạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các biên pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo đó bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:

Bảo lãnh

  1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Theo đó, bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

Hiên nay, kể cả trong Bộ luật Dân sự mới nhất năm 2021 không có quy định riêng về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng. Bởi xét đến cùng, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng được áp dụng trong việc bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng.

Thứ nhất

Trong bộ luật dân sự mới nhất đến năm 2020 vẫn còn áp dụng thì Đặt cọc cũng là một biện pháp bảo đảm trong dân sự để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng, theo đó một bên trong hợp đồng là bên nhà thầu giao cho bên kia tức là bên chủ đầu tư một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác có chức năng thanh toán gọi là tài sản đặt cọc trong một thời gian để đảm bảo xác lập, thực hiện nghĩa vụ. Thông thường những vật có giá trị có chức năng thanh toán như là kim cương, vàng bạc, tiền đô…và các bên phải lập thành văn bản để ràng buộc trách nhiệm của các bên.

Thứ hai

Hình thức thứ hai để bảo đảm thực hiện hợp đồng là ký quỹ. Nó cũng một trong những  biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong dân sự và hợp đồng xây dựng, nghĩa là bên có nghĩa vụ thông thường là nhà thầu kim khí quý, đá quý, các giấy tờ trị giá được bằng tiền, tiền tệ vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thứ ba

Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng thứ ba mà nhà thuầu thường thực hiện là nộp thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng, ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Theo quy định của khoản 1 Điều 66 Luật đấu thầu quy định thì bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với các nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

 Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015 thì phạm vi bảo lãnh trong hợp đồng được xác định:

– Là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo cam kết từ bên bảo lãnh;

– Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

– Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

– Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì giới hạn của phạm vi bảo lãnh là khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. Sau thời điểm này, các nghĩa vụ phát sinh sẽ không được bảo lãnh.

Chi phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bên bảo lãnh được nhận một số tiền được xem là thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận về điều này dựa trên quy định tại Điều 337 Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 18 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về mức phí bảo lãnh của ngân hàng như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được bảo lãnh chấp thuận.

– Mức phí bảo lãnh được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bên được bảo lãnh;

– Trong trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên căn cứ nào mức phí thu được của bên được bảo lãnh và tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh;

– Trường hợp bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng trừ khi có thỏa thuận khác.

Như vậy, có thể thấy mức phí bảo lãnh trong một hợp đồng thông thường do các bên tự do thỏa thuận.

Các trường hợp chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp được quy định tại Điều 343 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

– Khi nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt;

– Việc bảo lãnh trong hợp đồng được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

– Bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh;

– Các bên thỏa thuận về việc chấm dứt việc bảo lãnh.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” bảo lãnh thực hiện hợp đồng”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Mẫu hợp đồng xây dựng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng thử việc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488