Hợp đồng góp vốn

by Ngọc Ánh

Trong việc thành lập công ty, vốn góp là một vấn đề then chốt. Thực tế cho thấy, kinh doanh bao giờ cũng gắn với vốn. Vốn là yếu tố đầu tiên, có vai trò quyết định, không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, hợp đồng góp vốn là giao dịch cần thiết và rất được các cá nhân, tổ chức quan tâm khi thành lập doanh nghiệp.

Hợp đồng là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân Sự 2015 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Góp vốn là gì?

Góp vốn thường được người Việt Nam hiểu là việc một người đưa hay hùn tiền bạc hay tài sản vào một công cuộc kinh doanh nhất định và mong nhận được lợi ích từ đó. Xét về mặt pháp lý, người góp vốn chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho công ty để đổi lại những lợi ích từ việc góp vốn đó.

Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập”.

Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”.

Hợp đồng góp vốn

Hợp đồng góp vốn

Hợp đồng góp vốn là gì?

Khi tài sản được một thành viên, một cổ đông góp vào công ty, tài sản đó được chuyển dịch quyền sở hữu từ thành viên đó, cổ đông đó sang công ty. Việc chuyển dịch quyền sở hữu này có thể được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng góp vốn.

Hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận của các nhân, tổ chức về quyền, nghĩa vụ trong việc góp tài sản góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập

Về phương diện kinh tế, hợp đồng góp vốn có ý nghĩa quan trong, phương thức để các cá nhân, tổ chức thực hiện để tạo ra tài sản của công ty nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh theo mục đích đã đăng ký của công ty và đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ trong trường hợp công ty bị phá sản

Về phương diện pháp lý, đây là là hành vi pháp lý và là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của người góp vốn đối với tài sản góp vốn, đồng thời làm phát sinh quyền sở hữu của công ty đối với tài sản góp vốn đó, và làm phát sinh quyền sở hữu của người góp vốn đối với phần vốn góp vào công ty theo tỷ lệ với các phần vốn góp khác hoặc quyền sở hữu của người góp vốn, cổ đông đối với một hoặc một số cổ phần của công ty.

Đặc điểm của hợp đồng góp vốn bao gồm:

  1. Hợp đồng góp vốn có thể có nhiều bên tham gia và được phép thay đổi chủ thể góp vốn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  2. Đối tượng hợp đồng góp vốn là tiền, tài sản, công sức mà các bên thỏa thuận đóng góp.
  3. Mục đích hợp đồng góp vốn rất đa dạng miễn không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
  4. Hợp đồng có thời hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, hoặc chấm dứt theo mục đích góp vốn mà các bên thỏa thuận.
  5. Hợp đồng có thể ghi nhận người đại diện của các thành viên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba.
  6. Với những đặc điểm nói trên hợp đồng góp vốn là phương thức thỏa thuận hữu hiệu cho việc hợp tác trong kinh doanh, đầu tư và giao dịch dân sự khác.

Hình thức hợp đồng góp vốn

  1. Hợp đồng góp vốn đảm bảo hình thức tuân thủ theo mục đích tạp lập hợp đồng ví dụ: Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đại theo Luật đất đai.
  2. Hoặc Hợp đồng góp vốn để hợp tác kinh doanh phải lập thành văn bản theo quy định tại Luật đầu tư 2020.

Hợp đồng góp vốn cần có những nội dung gì?

Điều khoản có bản của hợp đồng góp vốn là những nội dung mà nếu thiếu thì thỏa thuận góp vốn không thể thực hiện được mục đích, công việc mà các bên hướng tới. Theo Luật Trí Nam hợp đồng góp vốn cần có những nội dung sau:

  1. Thông tin chủ thể ký kết hợp đồng góp vốn
  2. Thỏa thuận mục đích góp vốn
  3. Thỏa thuận hình thức, phương thức, giá trị và thời hạn góp vốn
  4. Thỏa thuận cách thức quản lý vốn góp, sử dụng vốn góp
  5. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên 
  6. Quy định về phân chia lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng
  7. Quy định về rút phần vốn góp và chuyển nhượng phần vốn góp
  8. Thỏa thuận về tài sản chung hình thành từ hợp đồng góp vốn đã ký kết và cách định đoạt tai sản chung.
  9. Thỏa thuận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Các loại trường hợp áp dụng hợp đồng góp vốn

Góp vốn để thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Sau thời hạn quy định 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

  • Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
  • Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
  • Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.

Góp vốn thành lập công ty TNHH Một thành viên

Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.

Góp vốn thành lập công ty cổ phần

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hợp đồng góp vốn”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà

Hợp đồng thuê mặt bằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488