Công ty Luật Đại Nam cung cấp mẫu hợp đồng vay tiền để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn và giải đáp một số vướng mắc liên quan đến hợp đồng cho vay tiền.
Nội Dung Chính
1. Mẫu hợp đồng vay tiền mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——-
HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm 20…, tại địa chỉ………………
…………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Ông/Bà ………………… Giới tính:………………………
Sinh ngày:……/……../…………Dân tộc:…Quốc tịch: Việt Nam
Số CMND:…..Cấp ngày:……../……./……..tại:…………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………….………
Số điện thoại: ……………………………………………..….….…..
và
Bên B: (bên vay)
Ông/Bà …………………….……… Giới tính:…………………
Sinh ngày:…/…../… Dân tộc:……… Quốc tịch: Việt Nam
Số CMND:………..Cấp ngày:……../……./……..tại:…………
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………….…..
Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:
1. Ông/Bà……… đồng ý cho Ông/bà……… vay số tiền là: ……… VNĐ (bằng chữ: ….);
2. Mục đích vay tiền là:……………………………………………;
3. Tài sản thế chấp là:……………………………………………;
4. Thời hạn vay là từ ngày……..tháng……năm…….đến ngày…….tháng……năm………;
5. Phương thức cho vay: Bằng tiền mặt
6. Mức lãi suất theo thỏa thuận của các bên dựa trên quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam tại thời điểm cho vay.
7. Kể từ thời điểm Bên B ký vào hợp đồng, Bên B xác nhận đã nhận đủ số tiền do Bên A chuyển giao;
8. Hai bên cam kết ký hợp đồng trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng xuất không bị lừa dối, ép buộ
9. Hợp đồng này có hiệu kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý ngang nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
NGƯỜI LÀM CHỨNG
Tôi tên là:…………CMTND số:…………..…Cấp ngày: …./…../…… Tại:……………Xác nhận sự việc trên là hoàn toàn đúng sự thực.
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng ?
Trường hợp Ngân hàng không đồng ý đáo hạn nợ thì Ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của những sổ đỏ bạn mà bạn chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Có nghĩa là bạn bắt buộc phải giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng xử lý theo khoản 1 điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Theo điều 58. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm được xử lý trong thời hạn do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì người xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không được trước bảy ngày đối với đông sản hoặc mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.
Trên đây là những giải đáp từ Công ty Luật Minh Khuê cho thắc mắc của bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi! Trân Trọng./.
3. Hợp đồng vay tiền có buộc phải lập thành văn bản ?
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, hợp đồng vay tài sản không bắt buộc lập thành văn bản hoặc phải có công chứng, chứng thực nên giấy nhận tiền mà bạn có vẫn được xem là căn cứ để khởi kiện yêu cầu hoàn trả số tiền.
Ngoài ra, bạn có thể xem xét người này có dấu hiệu phạm tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản hay không căn cứ vào quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm
Thông tư 79/2022 về thuế thu nhập cá nhân