2 phương pháp tính thuế GTGT

by Vũ Khánh Huyền

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Để đảm bảo việc tính toán và nộp thuế đúng quy định, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ Thuế GTGT là gì và các phương pháp tính thuế GTGT hiệu quả. Dưới đây là 2 phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp có thể đăng ký mà Luật Đại Nam mang đến thông qua bài viết dưới đây !

2 phương pháp tính thuế GTGT

2 phương pháp tính thuế GTGT

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là gì?

Thuế Giá trị gia tăng còn gọi là VAT (Value Added Tax) ,là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.

Thuế VAT được tính trên giá trị gia tăng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có nghĩa là chỉ có phần giá trị mới được thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi các thành phần khác được sản xuất hoặc cung cấp sẽ bị đánh thuế.

Đối tượng chịu thuế GTGT

Các đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng là các mặt hàng, dịch vụ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ các đối tượng không phải chịu thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

>> Xem thêm Lệch tiền thuế GTGT trên hóa đơn xử lý thế nào?

Các phương pháp tính thuế GTGT

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ tính toán số tiền thuế VAT phải nộp dựa trên sự khác biệt giữa số tiền VAT đầu vào và VAT đầu ra.

– VAT đầu vào bao gồm các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã phải trả để mua các sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa từ các nhà cung cấp khác.

– VAT đầu ra bao gồm số tiền thu được từ khách hàng sau khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.

Thuế Giá trị gia tăng phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào

Phương pháp khấu trừ được xem là phương pháp tính thuế giá trị gia tăng hiệu quả nhất. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là sự công bằng trong việc tính toán thuế. Theo phương pháp khấu trừ, chỉ số tiền giá trị gia tăng mới sẽ phải chịu thuế, còn các chi phí đã phát sinh sẽ được khấu trừ. Điều này giúp tránh được việc tính thuế đối với các khoản chi phí đã phát sinh trước đó.

Để áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Cơ sở kinh doanh có doanh thu ít nhất 1 tỷ đồng/năm từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  2. Cơ sở kinh doanh hoàn tất các công việc liên quan đến sổ sách kế toán, hóa đơn và chứng từ mua bán theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nếu cơ sở kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên hoặc các doanh nghiệp tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ, họ có thể chọn áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế giá trị gia tăng hàng tháng. Phương pháp này giúp giảm thiểu chi phí thuế và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp được áp dụng cho những trường hợp doanh nghiệp tự sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Trong phương pháp này, doanh nghiệp sẽ tính toán số thuế phải nộp dựa trên giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ tự sản xuất hoặc cung cấp.

Đối tượng áp dụng:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;

– Hộ, cá nhân kinh doanh;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

Thuế Giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu  x  Tỷ lệ %

Trong đó:

Tỷ lệ % được quy định theo từng hoạt động như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

KẾT LUẬN

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ 2 phương pháp tính thuế GTGT  “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

  1. Các dịch vụ kế toán thuế phổ biến cho các doanh nghiệp
  2. Kế toán thuế trọn gói cho công ty xây dựng
  3. Dịch vụ kế toán thuế doanh nghiệp trọn gói

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488