Hợp đồng tư vấn pháp luật

by Lê Nga

Hiện nay, không phải ai cũng có hiểu biết về pháp luật và biết vận dụng pháp luật. Vì thế mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay. Vậy khi các bên thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật thì hợp đồng được ký kết như thế nào, hình thức và nội dung ra sao? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005
  • Nghị định 77/2008/NĐ-CP

Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là gì?

Theo Điều 513 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”

Hoạt động tư vấn pháp luật là những việc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, khi thực hiện tư vấn pháp luật, người tư vấn phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc những người có hiểu biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ứng xử theo quy định của pháp luật trong những trường hợp cụ thể nhằm giúp mọi người thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

Như vậy hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là sự thỏa thuận giữa bên tư vấn và bên nhận tư vấn về các nội dung liên quan đến vấn đề tư vấn, theo đó bên tư vấn sẽ thực hiện việc tư vấn pháp luật cho bên yêu cầu và bên yêu cầu tư vấn sẽ trả tiền dịch vụ tư vấn cho bên tư vấn.

Nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật bao gồm:

– Thông tin của bên tư vấn và bên yêu cầu tư vấn;

– Đối tượng của hợp đồng: là nội dung tư vấn của hợp đồng;

– Phạm vi tư vấn, phương thức tư vấn và thời hạn tư vấn: phạm vi và phương thức và thời hạn được hai bên thỏa thuận;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên: các quyền của bên tư vấn như yêu cầu bên nhận tư vấn cung cấp đầu đủ tài liệu, thanh toán phí.. bên tư vấn phải thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung tư vấn đã quy định; bên nhận tư vấn có quyền nhận được kết quả tư vấn, có nghĩa vụ cung cấp tài liệu và thanh toán phí tư vấn…

Chủ thể và đối tượng của hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật

Chủ thể của hợp đồng dịch vụ tư vấn thường xuyên là bên tư vấn và bên nhận tư vấn.

Bên tư vấn có thể là trung tâm tư vấn pháp luật hoặc người tư vấn pháp luật.

Đối với trung tâm tư vấn pháp luật. Theo Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật:

“1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.”

Theo Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:

“1. Tư vấn viên pháp luật;

2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;

3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.”

Bên nhận tư vấn là cá nhân, tổ chức, pháp nhân có nhu cầu tư vấn, bên nhận tư vấn tìm đến bên tư vấn để được nhận tư vấn.

Đối tượng của hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên là việc tư vấn. Bên tư vấn sẽ thực hiện tư vấn những nội dung mà bên tư vấn yêu cầu, bên nhận tư vấn sẽ tham khảo ý kiến tư vấn và trả tiền dịch vụ cho bên tư vấn.

Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật:

Bên tư vấn phải thực hiện các hành vi pháp lí, tư vấn các vấn đề bên nhận tư vấn đưa ra và giao kết quả cho bên thuê tư vấn.

Hợp đồng dịch vụ tư vấn thường xuyên là hợp đồng có đền bù. Bên thuê tư vấn phải trả tiền công cho bên tư vấn, khi bên tư vấn đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thỏa thuận.

Hợp đồng dịch vụ tư vấn thường xuyên là hợp đồng song vụ. Bên tư vấn phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê tư vấn, bên thuê tư vấn có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên tư vấn.

Quyền và nghĩa vụ của bên tư vấn pháp luật:

Theo Điều 23 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật, Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:

– Thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc.

– Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

– Được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.

– Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện.

– Tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản, quy định của Nghị định này. Và các quy định khác có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý.

– Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.

Mẫu hợp đồng tư vấn pháp luật

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam

Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488