Cùng với xu hướng hội nhập hiện nay, việc người nước ngoài nhập cư không còn là vấn đề xa lạ tại các quốc gia trên thế giới. Ngay cả tại Việt Nam, số lượng người nước ngoài đến không chỉ để du lịch mà còn sinh sống và làm việc với số lượng ngày càng tăng. Vậy pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề Người nước ngoài mua nhà ở riêng lẻ như thế nào ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật nhà ở 2023 được áp dụng từ ngày 01/01/2025
Đối tượng người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam
Theo Luật Nhà ở 2023 đã mở rộng hơn về đối tượng người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam, chỉ cần được phép nhập cảnh và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự là được. So với trước đây, yêu cầu cá nhân nước ngoài phải đang sinh sống tại Việt Nam, cu trú từ 01 năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự mới được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Tiếp theo Luật Nhà ở cho phép cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở với điều kiện phải đáp ứng các quy định về nhập cảnh vào Việt Nam hoặc đáp ứng các quy định về giấy phép đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
Quy định về khu vực và thời gian cá nhân nước ngoài được phép sở hữu Nhà ở tại Việt Nam
Đối với việc khu vực người nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở, Nghị định 30/2021/NĐ-CP vẫn chưa quy định cụ thể khu vực nào cần bảo đảm an ninh, quốc phòng mà cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở, mà lại tiếp tục giao trách nhiệm cho Bộ quốc phòng, Bộ công an xác định cụ thể các khu cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương để thông báo cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở xây dựng xác minh danh mục cụ thể. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng các chủ đầu tư dự án không thể biết dự án nhà ở thương mại của mình có được bán cho người nước ngoài hay không và rủi ro phải bồi thường thiệt hại nếu đã bán cho người nước ngoài rồi nhưng sau đó dự án bị xác định thuộc khu vực người nước ngoài không được sở hữu nhà ở.
Cá nhân nước ngoài không chỉ được sở hữu tối đa 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mà còn có thể được gia hạn thêm nếu có nhu cầu, thay vì chỉ được sở hữu tối đa là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và không được gia hạn như theo Nghị quyết 19/2008/QH12 trước đây.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng nhà ở riêng lẻ
Quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài được mở rộng
Theo Luật Nhà ở 2023, với tư cách là chủ sở hữu nhà ở, cá nhân nước ngoài được hưởng các quyền như công dân Việt Nam, bao gồm quyền được mua, thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng nhà ở, quyền bán lại nhà ở sau khi được cấp giấy chứng nhận… Tuy nhiên, vì lí do an ninh, quốc phòng, người nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ một số quy định của pháp luật về số lượng căn hộ, nhà ở được phép sở hữu.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người nước ngoài mua nhà ở riêng lẻ“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh
- Quy chuẩn nhà ở riêng lẻ