Pháp nhân có được hưởng thừa kế không ?

by Vũ Khánh Huyền

Pháp nhân có được hưởng thừa kế hay không là một vấn đề pháp lý được nhiều người quan tâm. Hiện nay, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật ngày càng đa dạng, trong số đó là quan hệ thừa kế. Bên cạnh chủ thể là những cá nhân thì chủ thể là “pháp nhân”, tổ chức cũng nằm trong diện được người có di sản muốn cho hưởng thừa kế. Vậy, pháp luật hiện hành quy định Pháp nhân có được hưởng thừa kế không ?. Bài viết này sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ vấn đề này.

Pháp nhân có được hưởng thừa kế không ?

Pháp nhân có được hưởng thừa kế không ?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Công chứng năm 2014.

Khái niệm pháp nhân

Là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

>>Xem thêm: Thừa kế đất đai không có di chúc

Quy định pháp luật về quyền được hưởng thừa kế của pháp nhân

Quyền hưởng di sản thừa kế

Căn cứ Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Như vậy, theo quy định trên pháp nhân cũng có thể được hưởng thừa kế nhưng quyền này không phải là đương nhiên đối với pháp nhân. Cụ thể thì pháp nhân chỉ được hưởng di sản thừa kế nếu có di chúc để lại di sản cho pháp nhân.

Người thừa kế

Pháp luật hiện hành quy định trong trường hợp người thế theo di chúc không là cá nhân thì người thừa kế đó phải tồn tại ở thời điểm mở thừa kế, tức  là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015.

Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, cụ thể là pháp nhân phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Pháp nhân phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, bao gồm:

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  • Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thời hiệu thừa kế

Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu thừa kế được quy định như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này, di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Đại Nam

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Pháp nhân có được hưởng thừa kế không ?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm

Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?

Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488