Thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần có những điều kiện gì? Hồ sơ thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 23/2022/NĐ-CP
Ngày 05/04/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2022/NĐ-CP: Về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Đối tượng áp dụng của Nghị định số 23/2022/NĐ-CP
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Hồ sơ đề nghị thành lập đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này;
- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp quy định tại Khoản 4 Điều này.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương khi thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này.
Đề án thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Căn cứ pháp lý, mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
- Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động;
- Địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
- Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng;
- Đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
- Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm sau khi thành lập;
- Mức vốn điều lệ; dự kiến tổng vốn đầu tư (trường hợp thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với thực hiện dự án đầu tư); nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với doanh nghiệp;
- Dự kiến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội;
- Dự kiến khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động sau khi thành lập.
Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao;
- Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ;
- Tên, địa chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
- Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp; căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
- Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp;
- Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
- Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước
Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
- Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Cách tra cứu doanh nghiệp giải thể
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
- Cách nhận thừa kế là cổ phiếu