Doanh nghiệp nhà nước là một trong những loại hình doanh nghiệp khá phổ biến. Việc thành lập doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước đều cần tuân thủ những quy định của pháp luật. Vậy thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước là gì? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu trong bài viết sau.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế được Nhà nước đầu tư góp vốn, thành lập và quản lý. Mọi hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước đều thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội.
Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, chịu trách nhiệm về toàn quyền quyết định trong phạm vi vốn được doanh nghiệp quản lý. Đối với loại hình này, doanh nghiệp có tên gọi, con dấu riêng, trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp Nhà nước
Điều kiện thành lập doanh nghiệp của Nhà nước là nền tảng quan trọng, đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp không chỉ tồn tại một cách hợp pháp mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, là quá trình phải tuân thủ nhiều quy định và điều kiện mà Nhà nước đặt ra.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp nhà nước bao gồm 2 yếu tố chính như sau:
- Điều kiện để được xét duyệt thành lập doanh nghiệp nhà nước: Mức vốn điều lệ phải đáp ứng, được đồng ý và xác nhận từ phía cơ quan Nhà nước.
- Điều kiện yêu cầu cơ bản về tính pháp lý, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và trách nhiệm với xã hội.
Điều kiện để được xét duyệt thành lập doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập và phải hoạt động dựa trên khuôn khổ của pháp luật. Do đó, khi xem xét thành lập công ty Nhà nước, cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần phải xem xét các điều kiện sau:
- Đề xuất thành lập doanh nghiệp Nhà nước cần có tính hiệu quả, khả thi và phù hợp với các chính sách chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời cũng phải đáp ứng các yêu cầu về công nghệ và quy định trong việc bảo vệ môi trường mà Nhà nước đã đề ra.
- Mức vốn điều lệ phải đáp ứng được quy mô ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động và không được thấp hơn mức vốn pháp định trong quy định. Phải được chứng nhận từ các cơ quan tài chính về nguồn vốn và mức vốn được cấp.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp Nhà nước phải đúng với quy định của pháp luật.
- Được đồng ý và xác nhận từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan về nơi sản xuất và trụ sở kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều kiện cơ bản khác khi thành lập doanh nghiệp nhà nước
Ngoài ra, doanh nghiệp Nhà nước cũng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về tính pháp lý, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và trách nhiệm với xã hội khi muốn được thành lập công ty, doanh nghiệp Nhà nước, cụ thể:
- Điều kiện về hình thức tổ chức và quy mô để được thành lập và hoạt động một cần phải được cơ cấu và tổ chức doanh nghiệp nhà nước dưới các hình thức như công ty mẹ, công ty con, liên doanh, tập đoàn công ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần. Điều này là bởi vì, quy mô công ty Nhà nước cần phải đủ lớn để đáp ứng các yêu cầu về công việc cũng như các quy định pháp luật liên quan.
- Điều kiện về vốn điều lệ một doanh nghiệp Nhà nước là có mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng để đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
- Điều kiện về đăng ký và hoạt động doanh nghiệp Nhà nước cũng cần phải đăng ký kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu về giấy tờ, thủ tục đăng ký và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam.
- Điều kiện về quản lý và kiểm soát để đảm bảo sự rỏ ràng minh bạch, quản lý tốt và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp Nhà nước phải có hệ thống kiểm soát và quản lý tốt, bao gồm hệ thống kiểm toán, tài chính quản lý rủi ro, quản lý nhân sự và năng lực quản lý chung.
- Điều kiện về chất lượng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp Nhà nước các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cần được đảm bảo để làm hài lòng khách hàng và tăng độ uy tín, tin cậy của doanh nghiệp nhà nước. Các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước cần phải tuân theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về sức khỏe con người và các vấn đề liên quan đến môi trường.
- Điều kiện về trách nhiệm xã hội, một doanh nghiệp Nhà nước cần có trách nhiệm xã hội, tôn trọng quyền lợi của người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
- Điều kiện về quyền sở hữu trí tuệ cần phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo tuân theo các quy định về thương hiệu, bản quyền cũng như các quyền sở hữu trí tuệ khác để đảm bảo tính cạnh tranh.
Đối tượng có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước
Người có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối, ảnh hưởng lớn đến những ngành, lĩnh vực nòng cốt, đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần phát triển ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Khi muốn thành lập doanh nghiệp nhà nước tất nhiên bạn phải là những người có thẩm quyền trên bạn cần phải viết một bản kế hoạch trình bày phương án kinh doanh sau đó trình lên trên chủ tịch nước hoặc các bạn ngành liên quan để kiểm tra và xem xét. Sau khi có sự đồng ý bạn mới tiến hành xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước sẽ có tư cách pháp nhân, tiếp đó sẽ bắt đầu việc tiếp nhận vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn để đầu tư, xây dựng doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh
Nếu công ty bạn xin đăng ký các ngành nghề có điều kiệ và bạn đã được thông qua cấp giấy phép thì công ty bạn sẽ được kinh doanh những ngành nghề có điều kiện
Thông thường theo pháp luật quy định doanh cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ không có Hội đồng quản trị. Tất nhiên cũng sẽ có các trường hợp đặc biệt như : Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước độc lập có quy mô lớn giữ quyền giám sát, điều hành doanh nghiệp khác.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước
Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
- Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Cách tra cứu doanh nghiệp giải thể
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
- Cách nhận thừa kế là cổ phiếu